logo

Soạn bài: Viết bài làm văn số 3. Nghị luận văn học (chi tiết)


Soạn văn 11: Viết bài làm văn số 3. Nghị luận văn học


Hướng dẫn học bài

Đề 1 (trang 92 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

A, Mở bài: giới thiệu vấn đề

  Tài sắc Vân Kiều xưa nay chưa ai ngán khi đem ra so sánh với đời sống. Nguyễn Du đã quá nổi tiếng với từng câu chữ về nét đẹp xuất sắc khi miêu tả hai chị em Kiều. Nét đẹp viên mãn hay sắc sảo lận đận được thể hiện trong từng câu từng từ ẩn hiện, nó thể hiện rõ nét nhất trong đoạn trích: 

Đầu lòng hai ả tố nga…

Tường đông ong bướm đi về mặc ai

B, Thân bài

- Nét giống nhau giữa tài sắc của Thúy vân và Thúy Kiều 

Vân – Kiều là hai chị em ruột, cái đẹp cũng phải có phần vẹn nguyên tương đồng. Hai câu thơ đầu tác giả đã khái quát chung hình ảnh hai chị em như hai ả tố nga – người đẹp, và sự toàn vẹn của cả hai – mười phân vẹn mười. Cùng với đó là tâm hồn sáng tươi của cả hai người: Mai cốt cách, tuyết tinh thần. Cách miêu tả cả thể xác lẫn tâm hồn của Nguyễn Du là tiếng ngợi ca âm thầm về tâm hồn và phẩm hạnh, nét đẹp trong ngoài hoàn mỹ của hai chị em, ngoan ngoãn và biết xa lánh sự đời:

    Êm đềm trướng rủ màn che.

    Tưởng đồng ông bướm đi về mặc ai

- Nét khác nhau giữa tài sắc của Thúy vân và Thúy Kiều

Tuy vậy đâu thể có hai người toàn mỹ như nhau, đến chị em sinh đôi còn có người khác biệt huống chi là hai con người dù là chị em nhưng có hai vẻ đẹp khác nhau.

+ Đầu tiên nói về Thúy Vân, cô có một nét đẹp hài hòa với thiên nhiên, một khuôn miệng e ấp như hoa nở, mái tóc đen mượt, da trắng mịn như tuyết. Những vần điệu về Vân nghe sao cứ êm ả nhẹ nhàng, khiến người ta yêu chứ không  ganh tỵ. Đó có lẽ cũng là dụng ý của tác giả khi cố tình ngợi ca Vân trong cái đẹp của sự nhân hậu và yêu mến mây thua tuyết nhường

+ Tả em trước rồi mới tả chị. Kiều sắc quá, sắc sảo quá, lại còn mặn mà nữa. Vân như một khuôn mặt làm nền cho cô chị khi Nguyễn Du nói Kiều càng sắc sảo mặn mà. Người con gái ấy có một nét đẹp độc, lạ, thắm. Mắt nàng thăm thẳm như làn nước trong mùa thu, đẹp đến mức nghiêng nước nghiêng thành. Còn về tài năng, thử hỏi có ai sánh bằng Kiều khi nàng được trời ban một đôi tay thi họa, một bộ óc ngâm nga tuyệt vời. Cớ sao Nguyễn Du lại mạnh tay cho Kiều là thiên bạc mệnh, nó có phải dự báo cho một tấn bi kịch sắp tới của một hồng nhan hay không

C, Kết bài: khẳng định lại vấn đề

Đề 2 (trang 93 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

A, Mở bài: giới thiệu vấn đề

B, Thân bài:

- Giới thiệu khái quát Nguyễn Khuyễn và Tú Xương

    + Nguyễn Khuyến sinh năm 1835 quê ở tỉnh Hà Nam, ông là một nhà nho có con đường công danh đáng để tâm khi mang danh hiệu Tam Nguyên Yên Đổ.

     + Tú Xương không được suôn sẻ trong công danh như Nguyễn Khuyến. Sinh ra vào năm 1870 ở Nam Định, con người này cứ đi đi mãi trên một con đường mịt mù lận đận, có dến tám lần thất bại trong thi cử, đọng lại chỉ một chức danh tú tài.

- Giống nhau 

Hai con người hai xã hội, hai số phận nhưng cùng mang trong mình một nỗi niềm tâm sự. Họ đi theo con đường công danh, đều mang trong mình tình yêu quê hương, yêu đất nước, nỗi buồn sâu sắc trước vận nước vận dân, đó cũng là truyền thống cao đẹp của đất nước văn hiến bao. 

Họ đẹp khi họ cùng biết trân trọng những người phụ nữ, những con người tưởng chừng như ẩn lấp sau người đàn ông. Nguyễn Khuyến nói lên điều này khi viết bài Mẹ Mốc, Tú Xương thì có nhiều bài viết về người vợ cơ cực của mình mà tiêu biểu có Thương vợ.

   - Điểm khác nhau ở giọng thơ của hai nhà thơ:

Cùng về nội dung người phụ nữ trong xã hội xưa, Nguyễn Khuyến dùng cái tôi của một nhà nho chuẩn mực, một giọng thơ nhẹ nhàng, tinh tế, mộc mạc trong Thu điếu, cũng có lúc tự trào thâm trầm mà kín đáo trong Tự trào. Xét về Tú Xương, có thể mệnh danh ông là nhà nho thị dân hay không khi mà giọng thơ của ông dí dỏm trào phúng cả một xã hội thông qua hình ảnh người vợ vất vả, đồng thời nó thật bốp chát khi kể về kì thi long trọng 3 năm 1 lần Vịnh khoa thi Hương

- Đánh giá:

    Giống như một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra cho thấy: “Nguyễn Khuyến chỉ trích thói đời một cách nhẹ nhàng kín đáo, rõ ràng bậc đại nhân quân tử muốn dùng lời văn trào phúng để khuyên răn người đời” (giáo sư Dương Quảng Hàm)

    + Cây bút uốn éo Nguyễn Tuân cũng cho rằng: “Một người thơ, một nhà thơ vốn nhiều công đức trong cuộc trường kỳ xây dựng tiếng nói văn học của dân tộc Việt Nam”. 

  → Như vậy cũng chưa thể nói rằng hai nhà thơ giống nhau, tuy chung về nỗi niềm tâm sự nhưng không ai giống ai trong giọng thơ tiếng nói của mình.

C, Kết bài: khẳng định lại vấn đề

Đề 3 (trang 93 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận

B, Thân bài:

- Xuất thân của người nghĩa sĩ:

Những người nghĩa sĩ đã ngã xuống là ai mà khi mất đi để lại trong chúng ta những điều nuối tiếc nhiều vậy. Họ là những người nông dân chất phác hiền lành quanh năm côi cút làm ăn, hình ảnh người nghĩa sĩ được khắc họa trong câu chữ chân thực và sống động, người dân nghèo tuy khốn khó miếng ăn nhưng vẫn luôn giữ cho mình tình yêu nước, tinh thần dân tộc cao cả.

    + Cái gốc nông dân của người nghĩa sĩ là cái nhìn tiến bộ của ông Đồ Chiểu trong giai đoạn văn học trung đại ngợi ca những con người to lớn về trí thức, các quan, nho sĩ, người nông dân khi ấy chỉ như kẻ tầm thường không biết chốn quan trường là gì.

    + Nguyễn Đình Chiểu là tác giả đầu tiên đưa người nông dân trong một tầm vóc mới vào văn học, nét mới này giống như việc Tú Xương đưa hình ảnh người vợ vào văn chương với tình yêu, lòng thương.

- Phẩm chất người nông dân nghĩa sĩ:

   + Bản chất của những người nông dân là những người chăm chỉ, họ hiền lành, dân dã, câu từ lời nói lúc nào cũng toát lên cái chất Nam Bộ mộc mạc.

  + Họ hiền lành khi làm nông dân, còn khi cầm giáo mác, khi đất nước nguy nan trước những tên giặc man rợ, họ đứng lên và hành động với một lòng căm thù giặc sâu sắc.

  + Những người nông dân đồng thời cũng là nghĩa sĩ, ý thức tự tôn dân tộc cao tận trời, mến mộ việc nghĩa – như Nguyễn Trãi đã đề cao nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo.

    → Những người nông dân nghía sĩ là hình ảnh đại diện cho hai nét tính cách người nông dân Việt Nam: mộc mạc mà nghĩa cử.

C, Kết bài: khẳng định lại vấn đề nghị luận

Đề 4 (trang 93 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận

B, Thân bài

Trước tiên ta nên giới thiệu những nét khái quát của Nguyễn Đình Chiểu:

 - Sống vào thế kỷ XIX, được sinh ra trong một gia đình nho học ở làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu lấy tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai. Năm 1843 ông chạm chân đến công danh khi thi đỗ tú tài ở trường thi Gia Định.

Tuy nhiên cuộc sống nhiều sóng gió, dù muốn bước tiếp sự học nhưng trên đường ra Huế học năm 1846, ông nhận tin dữ mẹ mất, lòng hiếu thảo gọi ôngvề quê chịu tang Con đường về nhà gian truân cướp đi của ông đôi mắt sau cơn bệnh nặng.

 - Ý chí kiên cường của một nhà nho bảo ông không chịu khuất phục trước số phận, ông làm một thầy đồ, về quê ông mở trường dạy học, một thầy thuốc chữa bệnh cho dân, ông cũng lấy tiếng thơ của mình ngân nga khắp lục tỉnh, xướng tên ông Đồ Chiểu.

- Nguyễn Đình Chiểu tưởng lui về quê nhà nhưng khi Pháp xâm lược ông đã hăng hái dùng trí của mình giúp nghĩa quân bàn mưu tính kế, dẫu bị giặc dụ dỗ ông cũng chẳng có thái độ hòa hợp mà cònthẳng thắn khước từ.

    → Nhìn vào tấm gương cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu chúng ta nhận ra nghị lực và đạo đức, đặc biệt là thái độ hướng về dân về nước,tinh thần chiến đấu không ngừng nghỉ vì chính nghĩa, vì lẽ phải.

    → Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

- Các tác phẩm chính của NĐC chủ yếu viết bằng chữ Nôm

   + truyện Lục Vân Tiên, Dương Tử- Hà Mậu là những truyện thơ dàiđược sáng tác trước khi thực dân Pháp chiếm đất của ta. 

   + Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp,... là một số tác phẩm thể hiện nội dung tư tưởng tình cảm, nghệ thuật thì được sáng tác sau khi Pháp xâm lược.

- Nội dung thơ văn 

   + Như văn học trong giai đoạn trung đại và sau này, thơ văn có giá trị thì luôn gửi gắm những tư tưởng lí tưởng đạo đức nhân nghĩa: 

• Là một nhà nho, ông truyền tải tinh thần nhân nghĩa của đạo nho mà vẫn đậm đà truyền thống dân tộc và tính nhân dân. 

• Để truyền tải những lí tưởng lớn, văn thơ Nguyễn Đình Chiểu luôn xuất hiện những mẫu hình lí tưởng, đó là những con người nhân hậu, ngay thẳng, yêu nước, tinh thần dân tộc cao, có tinh thần dám đấu tranh chống lại thế lực tàn bạo 

  + Lòng yêu nước thương dân:

• Để có những lời văn mạnh mẽ cổ vũ tinh thần kháng chiến thì Nguyễn Đình Chiểu cũng như thơ của ông phải là những con người yêu nước thương dân, ghi bút chân thực về thời đại đau thương của đất nước, tố cáo tội ác kẻ thù: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,..

• Tình yêu nước có khả năng biến thành sức mạnh khi đất nước mang vết thương trong mình. Ông Đồ Chiểu cũng nhiệt thành khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước trong lòng dân bằng thơ văn

• Cùng với việc miêu tả hiện thực, NĐC cũng dơ lên cánh tay biểu dương các nghĩa sĩ đã chiến đấu vì đất nước: Văn tế Trương Định, Kì Nhân Sư trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp

- Nghệ thuật thơ văn

Thơ văn của ông truyền tải lí tưởng bằng nhiều nghệ thuật thơ văn. Đó là bút pháp trữ tình mang đậm nhịp đập cuộc sống, từ ngữ và hình ảnh cũng mang đậm màu sắc Nam Bộ, giọng thơ kể nhiều (ảnh hưởng bởi căn bệnh khiến ông bị mù) khiến văn thơ ông mang màu sắc diễn xướng nhiều hơn.

C, Kết bài: khẳng định lại vấn đề

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác