logo

Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 (chi tiết)


Soạn văn 11: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945


Hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945:

a. “Hiện đại hóa” văn học là quá trình biến đổi văn học trở nên “hiện đại” hơn, thoát ly văn học khỏi hệ thống thi pháp của gia đoạn trung đại, cùng với đó là vươn tới đổi mới theo một nền văn học lạ hơn, mới hơn - văn học phương Tây, từ đó từng bước tiến đến hội nhập với văn học hiện đại thế giới.

- Những nhân tố giúp văn học VN (đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám 1945) tiến đến đổi mới hướng hiện đại hóa có 3 nhân tố chính:

    + Sự xâm lấn của thực dân vào nền kinh tế nước ta → tác động đến cơ cấu xã hội tạo ra những biến đổi mới.

    + Việt Nam dần tách khỏi khối văn hóa Đông Á - Trung Hoa để tiếp xúc rộng hơn với phương Tây.

    + Sự lu mờ của chữ Nôm và việc xuất hiện chữ quốc ngữ.

- Quá trình hiện đại hóa văn học (3 quá trình): 

Giai đoạn 1đầu TK XX - 1920 Tiền đề cho nền văn học quốc ngữ, nổi bật là văn xuôi
Giai đoạn 21920 – 1930 Một số thành tựu đáng được nhắc tên
Giai đoạn 31930 - 1945 Hoàn tất quá trình “hiện đại hóa” văn học


b. Không có quá trình nào đơn giản hơn kết quả, bởi sau quá trình dài đằng đẵng mới có thể xuất hiện 1 hoặc 1 vài kết quả ngắn gọn. Quá trình phân hóa nền văn học Việt Nam từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 cũng vậy, nó vô cùng phức tạp. Đó là sự phân hoá rối ren thành nhiều dòng, đấu tranh - bổ sung lẫn nhau cùng vì 1 mục đích là phát triển.

    - Những điểm khác nhau của bộ phận văn học công khai và không công khai là:

Văn học công khai Văn học không công khai
Đội ngũ nhà văn Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Tự lực văn đoàn, Ngô Tất Tố… các nhà cách mạng, nhà yêu nước, chiến sĩ cách mạng
Hoàn cảnh sáng tác sáng tác công khai, tồn tại trong vòng pháp luật của chủ nghĩa thực dân phong kiến bí mật, trong tù, giấu giếm.
Tính chất 2 dòng chính: văn học lãng mạn và văn học hiện thực Thơ văn cách mạng, thơ ca trong tù, thơ văn Đông kinh nghĩa thục … => kêu gọi cách mạng


c. Sự phát triển nhanh chóng của văn học Việt Nam có nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất là sự thúc bách của thời đại, nói vậy có nghĩa là văn học bắt buộc phải đi lên, vì nó có mục đích cuộc sống, mục đích xã hội cần đạt đến. Nhân tố quyết định thứ hai là sự vận động tự thân của văn học dân tộc, bởi chính nội lực của nó đã đẩy thuyền để buộc văn học đi lên. Thứ ba, có thể nói về sự thức tỉnh và trỗi dậy mạnh mẽ của con người cá nhân, “cái tôi” của các thanh niên trí thức, của những người chịu sự kìm hãm. Cuối cùng có thể nói về sức sống mãnh liệt của văn học từ ngọn nguồn lòng yêu nước và tự hào dân tộc, điều này được thể hiện rõ nét khi nhìn vào sự phát triển mạnh của tiếng việt.

Câu 2 (trang 90 ,91 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

a. Có thể liệt kê ba truyền thống tư tưởng lớn và sâu sắc nhất trong những trang sử văn học nước nhà: 

→ Yêu nước: Tình yêu nước xuất phát và đi cùng nhân dân, những người con của đất nước tạo nên lòng yêu nước to lớn, lí tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản mà Hồ Chủ tịch hướng đến. 

→ Tinh thần dân chủ: Nói đến dân chủ bởi mỗi người dân bên cạnh lòng yêu nước đều cầu mong về một xã hội tốt đẹp, đem những nét mới đến truyền thống nhân đạo.

  → Chủ nghĩa nhân đạo truyền đạt nội dung mới: nhân đạo không chỉ là cái chung nữa, đó còn là ý thức cá nhân, con người cá nhân với khát vọng sống và đấu tranh cho hạnh phúc.

- Văn học Việt Nam từ đầu TK XX - Cách mạng tháng Tám 1945 là một hạt cát nhỏ trong truyền thống tư tưởng lớn đó:

Văn học VN thế kỷ XX – cách mạng tháng Tám 1945 vừa phát huy truyền thống trên tinh thần dân chủ, vừa khuấy động và nêu cao tinh thần yêu nước, yêu quê hương (ca ngợi cái đẹp), giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa, cùng với đó là ý thức cá nhân trong mỗi tác giả được thức tỉnh về chủ nghĩa nhân đạo.

b. Có một số thể loại văn học mới xuất hiện trong nền Văn học Việt Nam ở giai đoạn này: kịch nói, bút kí, phóng sự, tiểu thuyết, phê bình văn học...

    - Hai thể loại có sự cách tân mạnh mẽ nhất trong giai đoạn này là tiểu thuyết và thơ:

     + Tiểu thuyết:

    • Hồ Biểu Chánh vẽ nên những đường nét mới mẻ đầu tiên cho tiểu thuyết cách tân    • Sau sự cách tân đầu tiên, Hoàng Ngọc Phách đã cho ra đời tiểu thuyết Tố Tâm, một thành tựu vượt bậc. Tiếp bước, nhóm Tự lực văn đoàn thực sự làm nên một cuộc cách mạng trong tiểu thuyết với hàng loạt tác phẩm.

    • Một số cái tên tiêu biểu cho tính hiện thực như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố… Họ đã đưa vào đời sống nhân dân mặt hiện thực trào phúng xuất sắc, cũng như lấy chất liệu đời sống để viết nên các tác phẩm

     + Thơ:

    • Về thơ, những ngã rẽ đầu tiên xuất hiện trong thơ Tản Đà – con người giao thời giữa hai nền văn học. Đỉnh cao của thơ giai đoạn này là Thơ mới 1932 – 1945. Phát huy tình yêu quê hương đất nước và lòng tự tôn dân tộc, thơ ca cách mạng như Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh góp phần vào những thành tưu đáng kể của phong trào thơ.


Luyện tập 

Chúng ta nói văn học Việt Nam ba mươi ba năm đầu TK XX (từ 1900 đến 1930) là văn học giai đoạn giao thời cũng có những lí do của nó. Giao thời nói như khi chúng ta nói về thời tiết, tức là biến đổi rất nhiều để chuyển sang một trạng thái khác, một trạng thái mới lạ.

 - Giai đoạn 1: giai đoạn chuẩn bị, muốn đi lên cao phải cần bậc thang, đây chính là giai đoạn xây bậc tạo tiền đề - xóa bỏ dần sự níu kéo của cái cũ.

 - Giai đoạn 2: đã có nấc thang nhưng sức người còn chưa chín, bước chân còn chưa vững – còn tồn đọng yếu tố trung đại.

=> Cái dở dang và lỡ làng thúc đẩy một giai đoạn mới

- Giai đoạn 3: hoàn tất khi bước chân vững vàng đi lên, đặt được những dấu chân mạnh và sắc. Nền văn học hiện đại đứng vững.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác