logo

Soạn bài: Tóm tắt văn bản nghị luận (chi tiết)


Soạn văn 11: Tóm tắt văn bản nghị luận


Hướng dẫn học bài

Câu 1: (trang 117 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Vấn đề bàn bạc: Về luân lí XH ở nước ta.

- Căn cứ để xác định vấn đề:

+ dựa vào Nhan đề.

+ Câu chủ đề trong phần mở bài.

Câu 2: (trang 118 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Mục đích: Đề cao tư tưởng tiến bộ, vạch trần thực trạng đen tối của xã hội, kêu gọi mọi người hướng tới một xã hội văn minh, tốt đẹp.

- Phần cuối của văn bản đã thể hiện rõ mục đích nêu trên.

Câu 3: (trang 118 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Luận điểm:

+ Đặt vấn đề: Nước ta chưa có luân lí xã hội. (“Xã hội luân lí…khong ai biết”)

+ Giải quyết vấn đề: so sánh luân lí XH Đông - Tây -> nguyên nhân vì sao lại không có luân lí. (dân không biết đoàn thể, không trọng công ích)

+ Kết thúc vấn đề: Giải pháp để nước ta có nền độc lập.

Câu 4: (trang 118 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Luận cứ:

+ Phủ nhận quan niệm phiếm diện, quan niệm của đạo Nho bị hiểu sai lệch.

+ So sánh luân lí Pháp- Việt.

+ Nguyên nhân: vua phản động, thối nát, thực hiện chính sách ngu dân, quan ham quyền tước, đan thì không biết gì đến đoàn thể.

+ Phải xây dựng đoàn thể, truyền bá tư tưởng XHCN.

Câu 5: (trang 118 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Vì sao lại nói nước ta không có luân lí xã hội? Bởi vì bộ máy chính quyền phục vụ đất nước nhưng không làm tròn nhiệm vụ của mình. Để duy trì, bảo đảm sự thống trị đất nước, vua rắp tâm thực hiện chính sách ngu dân. Để thỏa lòng tham không đáy, quan lại từ lớn đến nhỏ đều lợi dụng quyền hành để vơ vét, bóc lột dân, ăn tham nhũng, hối lộ. Thử hỏi như vậy thì luân lí xã hội còn tìm được ở đâu nữa. Dân chúng khắp đây cùng đó đói khổ quanh năm, ăn bữa nay lo bữa mai, cơm không đủ ăn áo không đủ mặc thì còn tâm trí với sức lực đâu mà để cho việc học hành, đọc sách có thêm tri thức. Đó là điều không thể. Vì không hiểu biết nên không tổ chức được các đoàn thể để giúp đỡ lẫn nhau, mà ngược lại còn dửng dưng vô cảm trước nỗi thống khổ của nhau. Cái xã hội u ám, mù mịt từ trên xuống dưới như vậy thì làm sao hội nhập, học hỏi những tiến bộ văn minh. Muốn có đoàn kết xã hội thì mỗi cá nhân phải làm đúng trách nhiệm của mình, từ đó mới có xã hội vững mạnh để tiến lên.


Luyện tập

Bài 1: (trang 118 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

a. Sự đa dạng mà thống nhất của In đô nê xi a.

b. Xuân Diệu không những là một nhà thơ, nhà văn mà còn là nhà nghiên cứu, phê bình văn học xuất sắc.

Bài 2: (trang 119 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Vấn đề nghị luận: Sự lãng phí nước sạch.

- Mục đích nghị luận: Cảnh tình và nhắc nhở cho mọi người ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước quý giá.

- Các luận điểm:

+ Nước là nguồn tài nguyên quí giá vô cùng nhưng lại hay bị lãng phí nhất

+ Số dân ngày càng tăng, nguồn nước tự nhiên không đáp ứng kịp

- Tóm tắt bằng 3 câu: Nước ngọt là món quà vô giá thiên nhiên ban tặng mà không phải quốc gia nào cũng có. Với tốc độ gia tăng dân số và phát triển công nghiệp như hiện nay thì nguồn nước ngày càng trở nên khan hiếm và ô nhiễm ngày một nghiêm trọng. Chúng ta cần biết tiết kiệm, nâng niu từng giọt nước để đảm bảo cho cuộc sống hôm nay và ngày mai.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác