logo

Soạn bài: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu (chi tiết)


Soạn văn 11: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu


I. Trật tự trong câu đơn

1. Trả lời câu hỏi

a. Không nên thay đổi trật tự rất sắc, nhưng nhỏ trong câu văn trên. Nếu như vậy thì nội dung, ý nghĩa cũng như cấu tạo ngữ pháp câu không sai, tuy vậy hàm ý của đoạn văn sẽ không nhấn mạnh được sự “sắc bén” của con dao  tính đe dọa thấp hơn.

b. Việc sắp xếp “nhỏ, nhưng rất sắc” khiến câu văn kết hợp với lời thoại dưới của nó tỏ ra tính uy hiếp cao hơn, tạo áp lực hơn về sự nguy hiểm của con dao.

c. Với tình huống, ngữ cảnh được đưa ra trong câu (c) này, sự sắp xếp “rất sắc, nhưng nhỏ” lại phù hợp. Vì mục đích của câu này nhấn mạnh đến sự khó khăn khi dùng con dao đó vào công việc cần đến kích thước lớn (chặt cành cây to)

2. Cách thứ nhất phù hợp hơn.

- Lí giải: Cách viết thứ nhất nhấn mạnh vào tính thông mình của cậu bạn, đó mới là yếu tố then chốt để cậu bạn đó được tuyển vào đội học sinh giỏi. Như vậy câu mới có ý nghĩa để liên kết với câu trước.

3. Trả lời

- Đoạn 1:

+ cụm từ “ một đêm khuya” được đặt đầu câu có mục đích nêu bối cảnh, thời gian cho các sự kiện xảy ra

+ Cũng là cụm từ nêu thời gian, nhưng cụm “sáng hôm sau” nhằm liên kết với câu trước nó vì thế phải nằm đầu câu.

- Đoạn 2: trạng ngữ chỉ thời gian “một buổi sáng tinh sương” đặt giữa câu, đằng sau hành động của chủ thể. Nó vừa chỉ thời gian, nhưng cũng chỉ ra cái bi thương của một đứa trẻ bị bỏ rơi.

- Đoạn 3: “đã mấy năm” nằm cuối câu nhằm thông báo về sự việc đã đi qua, không phải hiện tại nữa, vì thời gian trôi đi nhanh nên nó đã là cái kết thúc rồi (sự việc đã xong nên nó ở cuối câu), nó là phần trọng tâm


II. Trật tự trong câu ghép

1. Trả lời

a. Vế chỉ nguyên nhân (in đậm) cần đặt sau vế chính (hắn lại nao nao buồn) vì câu trước đó là sự việc tác động làm ảnh hưởng tới tâm trạng nao nao buồn của Chí. Vế in đậm cũng cần có liên kết nghĩa với câu sau, câu sau chính là câu cụ thể hóa cho một cái gì đó xa xôi

Vế chính đặt trước liên kết dễ với những câu đi trước, vế phụ sau liên kết dễ dàng với những câu sau đó

b. Câu ghép, vế chỉ nhượng bộ (tuy đối với chị cháu cũng như đối với quan huyện) được đặt sau để nhấn mạnh ý cũng như bổ sung

2. Chọn: C. Vì:

- Các câu A, B, D nhấn mạnh đến sự phổ biến khá rộng của phương pháp đọc nhanh, còn câu C nhấn mạnh vào điều mới lạ của phương pháp đọc nhanh  ý nghĩa này có liên kết nghĩa với các câu sau trong đoạn.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác