logo

Soạn bài: Thao tác lập luận bình luận (chi tiết)


Soạn văn 11: Thao tác lập luận bình luận


Hướng dẫn học bài

I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận

Câu 1. (trang 71 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp từ bình luận trong trường hợp: bình luận thể thao, bình luận thời sự, bình luận quân sự... Đối với những trường hợp cụ thể này, bình luận có nghĩa là bàn luận, phân tích, đánh giá tính chất của các vấn đề thời sự trong nước hay nước ngoài hoặc các vấn đề về thể thao…

Câu 2. Tìm hiểu ngữ liệu (trang 71 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

a.

- Đoạn trích trong bài Xin lập khoa luật, tác giả có nhận định, đánh giá sự đúng hay sai, hay hay dở và có sự bàn bạc sâu rộng để mở rộng vấn đề

+ Giới thiệu việc thực thi luật ở phương Tây.

-> Đề cao tầm quan trọng luật và cần có của luật

+ Phê phán đạo Nho chỉ nói suông trên giấy, không làm cũng không bị phạt, làm chẳng ai thưởng -> xưa nay học đạo Nho đã nhiều mà mấy ai sửa được tâm tính, lỗi lầm.

+ Bàn bạc sâu rộng: nếu bảo luật chỉ tốt cho việc cai trị…mọi quyền pháp đều là đạo đức.

b.

Nếu như vào lúc bấy giờ, ai nấy đều thống nhất rằng muốn trị nước thì phải dựa vào luật chứ không phải vào những lời nói suông trên giấy về sự trung hiếu, lễ nghĩa, hay luật pháp là nghiêm minh, công bằng và cũng là đạo đức thì Nguyễn Trường Tộ không cần viết Xin lập khoa luật

c.

Đoạn trích này có tính chất bình luận vì nó nhằm đưa ra những ý kiến bàn bạc và phân tích, đánh giá vấn đề,

Câu 3. (trang 71 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Muốn làm cho ý kiến bình luận đảm bảo tính thuyết phục, người nói phải nắm vững các kĩ năng bình luận (có hệ thống luận điểm luận cứ rõ ràng, khoa học, rành mạch…).

Câu 4. (trang 71 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Nói con người ngày này cần biết bình luận vì nhiều lí do. Thứ nhất là để phục vụ cho mục đích của việc học tập đối với học sinh học môn Văn. Thứ hai, đối với những vấn đề trong cuộc sống chúng ta cần biết bình luận để xem xét, nhìn nhận và đánh giá về các vấn đề sao cho khách quan và khoa học. Từ đó thu thập tri thức cho chính bản thân và chia sẻ được đến người khác.


Luyện tập

Bài 1: (trang 73 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Bình luận không phải là giải thích, chứng minh hay kết hợp giải thích với chứng minh. Vì:

+ Mục đích của 3 kiểu bài này không giống nhau. (mục đích của bình luận là giúp người đọc, người nghe đánh giá hiện tượng được chính xác, khách quan, nhiều chiều và bình luận cùng họ về những ý kiến sâu rộng bằng ý sắc sảo chặt chẽ của riêng mình.)

+ Bản chất của bình luận là tranh luận về vần đề mà những người tham gia vào bình luận đã biết rõ vấn đề và đều có những ý kiến riêng về vấn đề đó.

Bài 2: (trang 73 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Đoạn văn trên có sử dụng thao tác bình luận (cụ thể là bình về vấn đề tai nạn giao thông hiện nay) vì các lí do sau :

- Có vấn đề bình luận: nguyên nhân hậu quả của tai nạn giao thông.

- Có mở rộng vấn đề bình luận: vấn đề an toàn giao thông không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực giao thông mà là “món quà văn minh” đem ra “đãi khách” trong thời gian lưu, hội nhập toàn cầu.

Bài 3 (trang 74 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Hiểu biết và tôn trọng pháp luật chính là đạo đức.

- Giáo dục pháp luật cho học sinh nói riêng và mọi công dân là nhiệm vụ quan trọng.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác