logo

Soạn bài: Người trong bao (chi tiết)

Trong chương trình Ngữ văn 11, các em sẽ được học nhiều tác phẩm nước ngoài đặc sắc, trong đó phải kể đến tác phẩm Người trong bao của Sê-khốp. Cùng toploigiai soạn bài Người trong bao để hiểu hơn về nội dung và ý nghĩa tác phẩm nhé


Khái quát tác phẩm Người trong bao


Bố cục

Gồm 3 phần

+ Mở truyện: cuộc nói chuyện ở gần khu nhà kho giữa hai người bạn Bu-rơ-kin và I-va I-van-nứt. (bác sĩ thú y và thầy giáo)

+ Thân truyện: Bu-rơ-kin kể về cuộc đời và tính cách của Bê-li-cốp.

+ Kết truyện: nhận xét của I-va I-van-nứt (bác sĩ thú ý) khi nghe chuyện


Tóm tắt

Bê-li-cốp là giáo viên trung học dạy tiếng Hi Lạp cổ. Ông được biết đến ở khắp thành phố của nước Nga với một phong cách ăn mặc đặc biệt. Tất cả các vật dụng ôngdùng đều được chứa trong một chiếc bao. Ông khát khao và luôn luônthu mình vào một cái vỏ ốc và tự tạo cho mình một chiếc bao để ngăn cách với bên ngoài. Suy nghĩ của ông luôn không thực, luôn ca ngợi những gì của quá khứ, ca ngợi tiếng Hi lạp. Ngay cả ý nghĩ của mình cũng được ông để vào bao. Ông có thói quen kì quặc là đi hết nhà các đồng nghiệp, kéo ghế ra và ngồi rồi lại chẳng nói gì, chỉ nhìn chăm chăm xung quanh khoảng một giờ sau mới ra về khiến ai cũng thấy sợ. Ông cũng từng nghĩ về việc sẽ cưới Va-ren-cô làm vợ .Nhưng đã có người vẽ một bức tranh châm biếm về ông và Va-ren-cô. Ngày chủ nhật hôm sau, ông tận mắt thấy cảnh hai chị em nhà Va-ren-ca phóng xe vụt qua khiến ông ngạc nhiên và sửng sốt. Ông quyết định đi đến tận nhà Va-ren-ca để góp ý cho hai chị em. Ông và cô em của Varencalàc Cô-va-len-cô đã cự cãi nhau. Bê-li-cốp toan dọa sẽ báo cáo việc này với hiệu trưởng nên Cô-va-len-cô đã túm lấy áo và xô mạnh khiến Bê-li-cốp ngã xuống cầu thang. Vừa đúng lúc đó, Va-ren-ca liền nhìn thấy và cười phá lên khiến Bê-li-cốp cảm thấy nhục nhã, lo sợ và vội vã về nhà. Một tháng sau, Bê- li- cốp chết. Mọi người bỗng nhiên ai cũng cảm thấy vô cùng nhẹ nhàng nhưng chẳng lâu sau họ lại cảm thấy nặng nề, mệt nhọc, vô vị. Bê- li- cốp đã qua đời nhưng ở trong thành phố hiện nay còn rất nhiều người trong bao. Trong tương lai cũng chẳng ai biết sẽ còn bao nhiêu người sống “trong bao” như thế nữa.


Soạn bài Người trong bao

Câu 1 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

* Ngoại hình

- Hình dáng nhỏ bé: mặt choắt như mặt chồn, gương mặt nhợt nhạt, rầu rĩ, lo âu.

- Luôn đi giày bằng cao su, cầm 1 cái ô, mặc áo bành tô ấm cốt bông, đeo kính đen, lỗ tai nhét bong.

- Giấu mặt sau chiếc áo bành tô bẻ đứng lên, kéo mui khi ngồi xe ngựa.

=> Chân dung kì dị, khác biệt với tất cả mọi người, luôn có khát vọng thu mình lại vào một cái bao để cách li với thế giới ở bên ngoài. Một bức chân dung biếm họa, hài hước, quái dị.

* Lối sống sinh hoạt

- Mọi vật dụng đề cho vào bao: đồng hồ, dao gọt bút chì, cái ô, bộ mặt và ý nghĩ dường như cũng giấu vào bao.

- Tôn sùng ngợi ca quá khứ và ghê tởm chán ghét hiện tại (dạy tiếng Hi Lạp cổ)

- Câu nói cửa miệng: Nhỡ lại xảy ra chuyện gì.

- Buồng ngủ chật như cái hộp, khi ngủ trùm chăn kín đầu, cửa sổ đóng kín.

- Luôn sống theo những chỉ thị, thông tư.

- Không ý thức được tình trạng bản thân, tự hài lòng với lối sống cổ lỗ của mình, luôn cho mình là công dân tốt của nhà nước.

- Cách duy trì mối quan hệ với những người đồng nghiệp: Kéo ghế ngồi, chẳng nói chẳng rằng, mắt nhìn xung quanh như tìm kiếm gì, một giờ sau ra về.

=>Hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong vỏ ốc và thấy mãn nguyện về điều đó.

Nhân vật điển hình cho kiểu người trong bao, tính cách trong bao, lối sống trong bao.

- Ảnh hưởng mạnh mẽ, dai dẳng tới mọi người xung quanh: Khi Bê li cốp còn sống : Đồng nghiệp, mọingười xung quanh, cả thành phố nơi y sống đều sợ hãi, họ xa lánh, không muốn dây với y : dân chúng trong thành phố đâm ra sợ tất cả. Sợ nói to, sợ gửi thơ, sợ làm quen, sợ đọc sách, sợ giúp đỡ người nghèo, dạy học chữ. Các bà các cô tối thứ bảy không dám tổ chức diễn kịch tại nhà, giới tu hành không dám ăn thịt, đánh bài...

Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Nguyên nhân cái chết:

+ Vì bị ngã đau lại không chịu chạy chữa.

+ Vì bị sốc trước thái độ của chị em Va-ren-ca.

+ Sâu xa: Cái chết của Bê-li-côp là cái chết tất yếu, lối sống, tính cách của y không thể tồn tại mãi được =>cái chết hợp lôgic.

Khi Bê-li-cốp chết:

+ Thái độ của mọi người: Cảm thấy thoát khỏi gánh nặng, nhẹ nhàng, thoải mái.

+ Nhưng chưa đầy một tuần sau cuộc sốnglại trở lại nặng nề, ngột ngạt như cũ.

→ Bê li cốp trở thành nỗi ám ảnh sâu sắc, đầu độc bầu không khí vốn rất trong sạch, nền văn hóa lành mạnh, nền đạo đức tiến bộ ở trong đời sống cộng đồng.

Câu 3 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Hình tượng “Cái bao” (12 lần): là biểu tượng giàu ý nghĩa, là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả:

Hình ảnh biểu tượng cái bao

- Nghĩa đen: Vậtdùng để đựng, gói đồ vật, hàng hóa hình túi hoặc hình hộp.

- Nghĩa bóng: Lối sống, tính cách của Bê-li-côp.

- Nghĩa biểu trưng: Kiểu người trong bao, lối sống trong bao. Cả xã hội nước Nga thời điểm đó phải chăng là một cái bao khổng lồ trói buộc, tù hãm, vây bủa, ngăn chặn tự do của mọi người.

⇒ Khái quát chủ đề tư tưởng của truyện: phê phán lối sống tầm thường của tầng lớp tiểu tư sản- lối sống của bộ phận người trí thức Nga những năm cuối thế kỉ XIX.

- Lên ánmạnh mẽ kiểungười trong bao. Lốisống trong bao và táchạicủa nó tới hiện tại và tương lai của nước Nga.

- Lời cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cách sống, không thể sốngtầmthường, hènnhát, ítkỷ, vô vị mãi thế được.

Câu 4 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn

- Sử dụng thành công hình tượng cái bao gây nhiều ám ảnh.

- Chọn ngôi kể: Ngôi thứ 3 chuyển sang ngôi thứ nhất =>Tính khách quan, chân thực, gần gũi, tạo cấu trúc kể truyện lồng trong truyện.

- Giọng kể: Mỉa mai, châm biếm, vẻ ngoài trầm tĩnh nhưng ẩn đằng sau là sự trăn trở, chua xót.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình với tính cách kì quái, khác thường nhưng lại đại diện cho bộ phận người.

- Nghệ thuật tương phản: Lối sống, tính cách Bê-li-côp>< chị em Va-ren-ca.

- Nghệ thuật biểu tượng: Hình ảnh cái bao, lối sống trong bao.

- Kết thúc câu chuyện có một lời bình làm nổi bật chủ đề truyện.

Câu 5 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Văn bản vẫn có ý nghĩa thời sự nóng hổi: Rất dễ dàng tìm ra một phần nào đó tính cách của Bê-li-cop trong mỗi người:

+ Một bộ phận người chỉ biết sống thu mình, hèn nhát, không dám đối mặt với những khó khăn thử thách, không dám thử những điều mới mẻ, thu mình trong chiếc vỏ ốc an toàn mà tù túng, nhất là một bộ phận người trẻ.

+ Những người khư khư giữ cho mình tư tưởng bảo thủ, miễn nhiễm với những thành tựu mới.

+ Những người sống thờ ơ, vô cảm với những vấn đề cuộc sống, trước những nỗi đau của người khác.


Luyện tập

Câu 1 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Nhập vai kể lại theo ngôi thứ nhất, chú ý tính logic của sự việc và thêm vào tâm trạng nhân vật.

Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Sau khi bị Cô-va-len-cô xô ngã xuống cầu thang và bị Va-ren-ca bắt gặp, Bê-li-cốp cảm thấy cuộc đời của hắn như bị chấm dứt ở đấy. Hắn quay trở về nhà, cài then kín cửa và trùm chăn để chìm vào giấc ngủ li bì.

Đang trong cơn nửa tỉnh nửa mơ, loáng thoáng bên tai hắn là tiếng gõ cửa. Hắn nhất định không mở cửa, tiếng gõ cửa cứ ngày càng to hơn cốc…cốc... Hằn tưởng tượng ra những ai đang đứng đằng sau cánh cửa kia, ông thanh tra hay thầy hiệu trưởng? Họ đang định làm gì khi nhìn thấy bộ dạng này của ông? Nhưng sau tiếng gõ cửa lại vang lên giọng của Va-ren-ca.

- Này Bê-li-cốp, tôi có chuyện muốn nói với anh. Mở cửa cho tôi đi.

Hoảng loạn, Be-li-cốp cố giữ cánh cửa chật cứng. Thế nhưng tiếng Va-ren-ca đầy kiên nhẫn vần chầm chậm vang lên. Mấy ngày sau, tôi qua nhà Be-li-cop xem hắn đang như thế nào sau cú ngã cầu thang đó. Hắn chỉ nằm mãi trên giường, trùm chăn kín đầu. Tôi hỏi:

- Anh thế nào rồi?

- Ổn!

- Anh vẫn ổn thật chứ?

- Ừ. – Be-li-côp trả lời rất lạnh nhạt với tôi

Nhưng khi Va-ren-ca đến thì hắn lại có thái độ hoàn toàn khác. Sáng sớm hôm sau, Va-ren-ca tới hỏi thăm tình trạng của Be-li-côp. Hắn ta vẫn chỉ nằm im thít trên giường và chùm chăn kín mít, không chịu hở ra bất cứ chỗ nào. Va-ren-ca cất lời hỏi han:

- Anh không sao chứ?

- Không – Bê-li-côp vẫn giữ thái độ lạnh lùng đó

Va-ren-ca ngồi xuống bên giường, ghé sát vào tai Be-li-côp và thủ thỉ:

- Tôi xin lỗi. Tôi đã chuyện rồi. Là lỗi do tôi và Cô-va-ren-cô. Tôi không đúng khi mà chưa nghe hết đầu đuôi câu chuyện mà đã cười anh. Tất cả lỗi là do chúng tôi. Tôi thành thật xin lỗi. Nhưng tôi thật lòng không cố ý cười anh đâu và chuyện này sẽ không có bất kỳ ai biết cả. Nên anh yên tâm đi. Và cho chúng tôi xin lỗi nhé.

lúc ấy Bê-li-côpchịu ra khỏi chăn và hỏi ngay:

- Thật chứ?

Va-ren-ca gật đầu. Từ đó về sau hắn sống phóng khoáng hơn hẳn.Thế nhưng trong thành phố lại có thêm những Belicop khác nữa…

Câu 3 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Đáp án E- Người mang vỏ ốc

- Đáp án này phù hợp vì nó cũng là cách nói hình ảnh ám chỉ những người có lối sống bó hẹp, thu mình

Câu 4 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Kẻ hèn nhát chết hàng ngàn cái chết, người can đảm chỉ chết một lần.

Nói thì tỏ vẻ hung hăng – Đến bữa tối trời không dám ra sân

Miệng hùm gan sứa…


Tổng kết tác phẩm Người trong bao

Soạn văn 11: Người trong bao | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác