logo

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận - tiếp theo (chi tiết)


Soạn văn 11: Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)


Luyện tập

Bài 1: (trang 108 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Điệp ngữ, điệp cấu trúc: Ai có... dùng ....⇒ nêu cao và chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi công dân trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và giải phóng dân tộc

- Liệt kê: : súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc => những dụng cụ quen thuộc trở thành vũ khí, tinh thần đánh giặc được nêu cao, không e dè tình trạng thiếu thốn,khó khăn.

- Giọng văn mạnh mẽ, mạch lạc và quyết liệtc => người đọc cos thể cảm nhận rõ tinh thần và khí thế ngút trời đánh giặc.

Bài 2: (trang 108 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Xác định vấn đề: Thanh niên là những chủ nhân tương lai của đất nước, là trụ cột của nước nhà, có nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ non sông đất nước.

Dàn ý đề cương:

- Khẳng định rằng câu nói của Bác luôn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm.

- Chứng minh:

+ Thanh niên trong các cuộc kháng chiến dân tộc

+ Thanh niên trong thời kì đất nước đi lên xây dựng CNXH.

+ Trong thời kì phát triển kinh tế, hội nhập thế giới.

- Nêu ra dẫn chứng về những tấm gương thanh niên tích cực.

-> Thanh niên, học sinh phải cố gắng hết mình học tập, rèn đức luyện tài để góp phần xây dựng non sông đất nước.

- Bàn luận, mở rộng vấn đề bằng cách rút ra bài học, liên hệ với những thế hệ trẻ hôm nay.

- Chỉ ra một bộ phận thanh niên hiện nay vẫn chưa thấy rõ được vai trò của bản thân đối với xã hội.

Bài 3 (trang 108 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Đoạn văn có thể nêu những ý sau:

a) Lòng yêu nước có thể được giáo dục từ truyền thống gia đình, xã hội hay nhà trường nhưng cũng bắt nguồn từ những tình cảm gần gũi, giản dị, "nhỏ bé" nhưng không hề tầm thường. Đó là:

- Tình cảm yêu thương đối với những người thân, ruột thịt: cha mẹ, ông bà, anh chị em,... => tình cảm gia đình hình thành nên tình yêu quê hương đất nước vì gia đình là tế bào của xã hội.

- Tình yêu đối với quê hương bản xứ, với những con đường quen thuộc, tình yêu đối với những kỉ niệm ấu thơ. => biết trân trọng những gì gần gũi, nhỏ bé, thân thuộc, xung quanh thì mới biết trân trọng những cái lớn.

b) Từ tình cảm cụ thể và "nhỏ bé" nhưng sâu sắc, thiết tha, lòng yêu nước được hình thành dần dần trở thành thứ tình cảm rất đỗi thiêng liêng, gần gũi và luôn thường trực trong mỗi con người.

c) Yêu nước phải gắn với việc bảo vệ và xây dựng đất nước. => Trách nhiệm của mỗi công dân phải làm gì để thể hiện tình yêu nước. Bảo vệ và xây dựng không chỉ là cầm súng ra trận mà còn phải được thể hiện trong thời bình bằng những hành động nhỏ, thường ngày…

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác