logo

Soạn bài: Ôn tập phần Làm văn (chi tiết)


Soạn văn 11: Ôn tập phần Làm văn


I. Những nội dung, kiến thức cần ôn tập

Câu 1 (trang 124 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Các bài Làm văn học kì I

Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

Thao tác lập luận phân tích

Luyện tập thao tác lập luận phân tích

Thao tác lập luận so sánh

Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

Phong cách ngôn ngữ báo chí

Bản tin

Luyện tập viết bản tin

Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Luyện tập Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Thao tác lập luận bác bỏ

Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

Tiểu sử tóm tắt

Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt

Thao tác lập luận bình luận

Luyện tập thao tác lập luận bình luận

Phong cách ngôn ngữ chính luận

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác 1ập luận

Tóm tắt văn bản nghị luận

Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận

Ôn tập phần làm văn

Câu 2 (trang 124 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

1. Thao tác lập luận phân tích

- Mục đích :làm rõ đặc điểm về ND, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng…)

- Yêu cầu: khi PT cần:

+ Chia tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.

+ Cần đi sâu, phân tích vào từng yếu tố, nhưng cũng cần đặc biệt lưu ý quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể thống nhất.

2. Thao tác lập luận so sánh

- MĐ: làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác -> Bài văn NL sáng rõ, cụ thể, sinh động, có sức thuyết phục.

- Yêu cầu: So sánh phải đặt các đối tượng vào cùng bình diện, đánh giá trên cùng 1 tiêu chí để thấy rõ sự giống nhau và khác nhau, nêu rõ ý kiến, quan điểm của người viết.

3.Thao tác lập luận bác bỏ

- Bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ những quan điểm, ý kiến chưa đúng hoặc thiếu chính xác…từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe.

- Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc một cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc PT những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác củaluận điểm, luận cứ, lập luận ấy.

- Khi bác bỏ cần giữ thái độ khách quan, đúng mực.

4. Thao tác lập luận bình luận

- MĐ: nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng, vấn đề trong đời sống (trong VH)

- Yêu cầu:

+ Trình bày rõ ràng, trung thực hiện tượng, vấn đề cần bình luận.

+ Nêu ra và chứng minh được ý kiến nhận định của mình là xác đáng.

+ Có những ý kiến bàn luận sâu sắc

Câu 3 (trang 124 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Yêu cầu và cách tóm tắt VB nghị luận

- Yêu cầu:

+ Đọc kĩ VB gốc.

+ Dựa vào nhan đề tác phẩm, phần mở đầu và kết thúc để lựa chọn những ý, những chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt.

+ Đọc kĩ từng đoạn trong phần triển khai để nắm được các luận điểm và luận cứ làm sáng tỏ mục đích của VB.

+ Tìm cách diễn đạt sao cho ngắn gọn, mạch lạc đầy đủ nội dung tóm tắt.

+ Đọc và kiểm tra lại.

Câu 4 (trang 124 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

*Bản tin:

- Yêu cầu: trước khi viết bản tin cần khai thác, lựa chọn sự kiện có ý nghĩa cụ thể, chính xác.

- Tiêu đề và phần mở đầu của bản tin thường nêu trực tiếp, chứa đựng những thông tin khái quát, quan trọng nhất. Phần sau có thể chi tiết hóa, giải thích nguyên nhân hoặc kết quả, tường thuật chi tiết sự kiện.

* Tiểu sử tóm tắt:

- Yêu cầu: bản TS TT cần chính xác, ngắn gọn nhưng phải nêu được những nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp của người được giới thiệu.

- Bố cục:

+ Giới thiệu khái quát về nhân thân (họ tên, ngày tháng năm sinh,quê quán, gia đình, học vấn) của đối tượng.

+ Hoạt động XH của người được giới thiệu (làm gì ? ở đâu ? Mối quan hệ với mọi người xung quanh ?)

+ Những đóng góp, thành tựu tiêu biểu.

+ Đánh giá chung.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác