logo

Soạn bài: Một số thể loại văn học: thơ, truyện (chi tiết)


Soạn văn 11: Một số thể loại văn học: thơ, truyện


Hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Loại và thể là hai hình thức tổ chức tác phẩm văn học. Loại là phương thức tồn tại chung; còn thể là hiện thực hóa của loại.

- Có thể phân chia tác phẩm văn học thành các thể loại:

+ trữ tình: ca dao, thơ (tự do, trào phúng),…

+ tự sự: truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện vừa, truyện dài, bút kí, phóng sự,…

+ kịch: ca kịch, kịch cổ điển, kịch hiện đại, hài kịch, bi kịch.

Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Đặc trưng của thơ có thể nêu lên bốn đặc trưng cơ bản: chất trữ tình; nói lên cảm xúc, tình cảm con người; vì là tiếng nói nội tâm con người nên hướng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và thế giới khách quan; đặc biệt thơ sử dụng các ngôn ngữ rất cô đọng, thường có vần, hàm súc, giàu hình ảnh và đôi khi có nhạc.

- Các kiểu loại thơ thì gồm có 2 kiểu loại chính:

+ theo nội dung: thơ trữ tình (tình cảm), thơ tự sự (kể lể), thơ trào phúng (gây cười)

+ theo cách thức tổ chức bài thơ: thơ cách luật, thơ tự do (không theo khuôn mẫu nhất định), thơ văn xuôi (hình thức như văn xuôi)

- Yêu cầu về đọc thơ: Khi đọc thơ chúng ta cần quan tâm đến xuất xứ của bài thơ đó, nó được sáng tác trong hoàn cảnh nào, trong tâm trạng nào của người làm thơ. Khi đọc thơ, người đọc phải cảm nhận được cảm xúc mà bài thơ ấy truyền đạt, nhịp điệu của nó. Từ câu thơ, lời thơ mà cái tôi nhân vật được thể hiện, được đánh giá qua nội dung và nghệ thuật.

Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Đặc trưng của truyện có thể tóm lược qua 5 điểm chính. Truyện là thể loại tiêu biểu của tự sự, kể lại đời sống trong tính khách quan của nó. Truyện thường có cốt truyện, có tình tiết, có sự kiện và biến cố để tạo kịch tính cho truyện, số phận hay hoàn cảnh nhận vật hay môi trương, không thời gian thường có trong truyện. Đồng thời, ngôn ngữ trong truyện có nhiều hình thức, ngôn ngữ người kể, nhân vật, lời đối thoại, độc thoại đều rất đa dạng và khá gần với đời sống.

- Có 3 kiểu loại truyện chính bao gồm dân gian, trung đại, và hiện đại:

+ văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười...

+ văn học trung đại: truyện chữ Hán, truyện thơ Nôm

+ văn học hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, truyện dài

- Khi đọc truyện chúng ta phải chú ý đến các yêu cầu đọc truyện: tìm hiểu kĩ bối cảnh, hoàn cảnh sáng tác; nắm rõ cốt truyện để biết truyền tải nội dung chính xác; phân tích truyện, nhân vật, tình huống và ý nghĩa đúng và biết khái quát toàn bộ tư tưởng truyện.


Luyện tập

Bài 1 (trang 136 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tâm hồn ông một cách chân thực và đáng nói. Trong Câu cá mùa thu , Nguyễn Khuyến đã truyền đạt bao tình cảm, cảm xúc của mình qua nghệ thuật tả cảnh tả tình và ngôn ngữ lời thơ. Đó chính là nét đặc biệt của thơ ông. Ông đặc tả một bức tranh thu nhẹ nhàng, tĩnh lặng một màu sắc cổ điển với mùa thu quen thuộc lấy chất liệu thiên nhiên. Cảnh thu trong Câu cá mùa thu là mùa thu đặc trưng, mùa thu riêng biệt của vùng đồng bằng Bắc Bộ với ao cá trong veo tĩnh lặng, ngõ trúc… Các đường nét được miêu tả trong bức tranh thu ấy thật mảnh mai, tinh tế mà có hồn riêng. Các sắc vàng của lá thu bay vèo, của nước trong veo, chiếc thuyền câu bé tẻo teo,… đều được hòa phối màu sắc đến độ tinh tế khi kết hợp với bút pháp lấy động tả tĩnh cổ điển. Hơn nữa, việc sử dụng các ngôn ngữ giản dị trong sáng, ngôn ngữ tự nhiên mộc mạc đã phần nào giúp diễn tả được những biểu hiện tinh tế của cảnh lẫn người, con người chất chứa tâm trạng yêu nước, yêu thiên nhiên.

Bài 2 (trang 136 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, đây được coi như một câu chuyện không có cốt truyện, bởi nó chỉ gần như là các nét miêu tả cảnh vật con người xung quanh, miêu tả không gian thời gian một cách chậm rãi và sâu lắng, nhưng qua cái hiện thực ấy để thấm sâu vào tâm hồn vào suy nghĩ người đọc. Các nhân vật cũng dường như không có bố cục rõ ràng lắm, mạch truyện đi sâu vào miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật với các lời kể nhẹ nhàng vừa tâm tình vừa thủ thỉ, như chính lời tâm sự của tác giả tới người đọc, tới nhân vật.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác