logo

Soạn Tin 11 Bài 9 ngắn nhất trang 38, 39, 40, 41: Cấu trúc rẽ nhánh

Hướng dẫn Soạn Tin 11 Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh bám sát nội dung SGK Tin học 11 trang 38, 39, 40, 41 theo chương trình SGK Tin học 11. Tổng hợp lý thuyết Tin học 11 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.

Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh trang 38, 39, 40, 41 SGK Tin học 11


Tóm tắt lý thuyết Tin 11 Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh


1. Rẽ nhánh

Cấu trúc rẽ nhánh: Cấu trúc dùng để diễn đạt một việc sẽ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được thỏa mãn.

Rẽ nhánh bao gồm 2 loại:

- Dạng thiếu: Nếu … thì

+ Ví dụ: Nếu trời nắng thì chúng ta sẽ đi chơi.

Vậy nếu trời không nắng thì chúng ta làm gì còn chưa biết.

- Dạng đủ: Nếu … thì …,nếu không thì.

+ Ví dụ: Nếu trời nắng thì chúng ta sẽ đi chơi, nếu không thì chúng ta sẽ ở đọc truyện ở nhà.

Vậy nếu trời không nắng chúng ta sẽ ở nhà đọc truyện.


2. Câu lệnh if-then

Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh, Pascal dùng câu lệnh if-then. Tương ứng với hai dạng thiếu và đủ nói ở trên, Pascal có hai câu lệnh if-then.

a) Dạng thiếu

if<điều kiện> then <câu lệnh>;

b) Dạng đủ

if<điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;

Trong đó:

+ Điều kiện là biểu thức logic.

+ Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 là một câu lệnh của Pascal.

Ở dạng thiếu: điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng (có giá trị true) thì câu lệnh sẽ được thực hiện, ngược lại thì câu lệnh sẽ bị bỏ qua.

Ở dạng đủ: điều kiện cũng được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh 1 sẽ được thực hiện, ngược lại thì câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.

Ví dụ:

Soạn Tin 11 Bài 9 ngắn nhất trang 38, 39, 40, 41: Cấu trúc rẽ nhánh

3. Câu lệnh ghép

Trong nhiều trường hợp ,sau một số từ khóa (như then hoặc else ) phải là một lệnh đơn. Nhưng trong nhiều trường hợp các thao tác sau những tên dành riêng đòi hỏi không chỉ một mà là nhiều câu lệnh để mô tả. Trong trường hợp như vậy, ngôn ngữ lập trình cho phép gộp một dãy các câu lệnh thành một câu lệnh ghép.

Trong Pascal câu lệnh ghép có dạng:

Soạn Tin 11 Bài 9 ngắn nhất trang 38, 39, 40, 41: Cấu trúc rẽ nhánh

Thuật ngữ câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 trong các câu lệnh if-then ở mục trên có thể là câu lệnh ghép.

Ví dụ 1:

Soạn Tin 11 Bài 9 ngắn nhất trang 38, 39, 40, 41: Cấu trúc rẽ nhánh

Ví dụ 2:

Viết chương trình tìm nghiệm thực của phương trình bậc hai:

ax2+bx+c = 0 với a ≠ 0.

Soạn Tin 11 Bài 9 ngắn nhất trang 38, 39, 40, 41: Cấu trúc rẽ nhánh

Câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh

Câu 1. Hãy chọn phương án ghép đúng nhất . Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán, nhiều ngôn ngữ lập trình bậc cao dùng câu lệnh IF – THEN, sau IF là <điều kiện> . Điều kiện là

A. Biểu thức lôgic;          

B. Biểu thức số học;       

C. Biểu thức quan hệ;     

D. Một câu lệnh;

Câu 2. Hãy chọn phương án ghép đúng . Với cấu trúc rẽ nhánh IF <điều kiện> THEN <câu lệnh>, câu lệnh đứng sau THEN được thực hiện khi

A. Điều kiện được tính toán xong;               

B. Điều kiện được tính toán và cho giá trị đúng;

C. Điều kiện không tính được;                     

D. Điều kiện được tính toán và cho giá trị sai;

Câu 3. Hãy chọn phương án ghép đúng . Với cấu trúc rẽ nhánh IF <điều kiện>  THEN <câu lệnh 1> ELSE <câu lệnh 2>, câu lệnh 2 được thực hiện khi

A. Biểu thức điều kiện đúng và câu lệnh 1 thực hiện xong;        

B. Câu lệnh 1 được thực hiện;

C. Biểu thức điều kiện sai;                                              

D. Biểu thức điều kiện đúng;

Câu 4. Hãy chọn cách dùng sai . Muốn dùng biến X lưu giá trị nhỏ nhất trong các giá trị của hai biến A. B có thể dùng cấu trúc rẽ nhánh như sau :

A. if A <= B then X := A else X := B;                             

B. if A < B then X := A;

C. X := B; if A < B then X := A;                                     

D. if A < B then X := A else X := B;

Câu 5. Phát biểu nào sau đây có thể lấy làm biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh?

A. A + B                        

B. A > B                        

C. N mod 100                

D. “A nho hon B”

Câu 6. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, phát biểu nào sau đây là đúng với câu lệnh rẽ nhánh if…then…else…?

A. Nếu sau else muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các câu lệnh phải đặt giữa hai cặp dấu ngoặc nhọn;

B. Nếu sau else muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các câu lệnh phải đặt giữa hai dấu ngoặc đơn;

C. Nếu sau else muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các câu lệnh phải đặt giữa Begin và End;

D. Nếu sau else muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các câu lệnh phải đặt giữa Begin và End;

Câu 7. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, về mặt cú pháp cách viết các câu lệnh ghép nào sau đây là đúng:

A.

Begin :

A := 1 ;

B := 5 ;

End ;

B.

Begin ;

A := 1 ;

B := 5 ;

End ;

C.

Begin

A := 1 ;

B := 5 ;

End :

D.

Begin

A := 1 ;

B := 5 ;

End ;

Câu 8. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, muốn kiểm tra đồng thời cả ba giá trị của A. B. C có cùng lớn hơn 0 hay không ta viết câu lệnh If thế nào cho đúng?

A. If A. B. C > 0 then ……

B. If (A > 0) and (B > 0) and (C > 0) then ……

C. If A>0 and B>0 and C>0 then ……

D. If (A>0) or (B>0) or (C>0) then……

Câu 9.  Cho đoạn chương trình:

        x:=2;

        y:=3;    

        IF x > y THEN F:= 2*x – y ELSE

                                          IF x=y THEN F:= 2*x ELSE F:= x*x + y*y ; 

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên, giá trị F là:

A. F=13.                         

B. F=1.                            

C. F=4.                            

D. Không xác định

Câu 10. Điều kiện  

Soạn Tin 11 Bài 9 ngắn nhất trang 38, 39, 40, 41: Cấu trúc rẽ nhánh

Trong Pascal được biểu diễn bằng biểu thức nào:

A. ( 2 x)  or ( x <5)        

B. ( x <5) and  ( 2 x)      

C. (x >= 2)  and ( x<5)     

D. (x >= 2)  or ( x<5)

>>> Xem toàn bộ: Soạn Tin 11 ngắn nhất

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Tin 11 Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh trong bộ SGK Tin học 11. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 15/10/2022 - Cập nhật : 15/10/2022