logo

Soạn Sử 8 Cánh Diều Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn

Hướng dẫn Soạn Sử 8 Cánh Diều Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn

Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 8 Cánh diều Bài 4

Mở đầu trang 20 Lịch Sử 8

Vậy Vương triều Mạc ra đời như thế nào? Nguyên nhân bùng nổ các cuộc xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn là gì? Hệ quả ra sao?

Trả lời:

- Sự thành lập vương triều Mạc: đầu thế kỉ XVI, nhà Lê sơ khủng hoảng, suy yếu. Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi, lập ra triều Mạc.

- Chiến tranh Nam - Bắc triều:

+ Các cựu thần nhà Lê không chấp nhận vị trí chính thống của nhà Mạc nên đã tập hợp lực lượng chống lại nhằm khôi phục vương triều Lê.

+ Cuộc chiến xung đột Nam - Bắc triều diễn ra trong những năm 1533 - 592 đã gây nên tổn thất lớn về sinh mạng cho hai bên; ở nhiều nơi, mùa màng bị tàn phá, ruộng đất bỏ hoang, làng mạc tiêu điều.

- Chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

+ Sự lớn mạnh của họ Nguyễn ở vùng đất phía nam khiến cho mâu thuẫn giữa chính quyền Lê - Trịnh và họ Nguyễn gia tăng.

+ Cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn đã gây ra tình trạng chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài; làm suy yếu quốc gia Đại Việt. Tuy vậy, cuộc xung đột này cũng dẫn tới một số hệ quả tích cực, như: giao thương phát triển mạnh mẽ; lãnh thổ đát nước được mở rộng về phía nam.

Câu hỏi trang 21 Lịch Sử 8 

Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 4.1, nêu những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 4.1, nêu những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc

Trả lời:

- Sự ra đời của vương triều Mạc:

+ Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê sơ rơi vào tình trạng khủng hoảng và suy yếu. Quan lại, địa chủ và cường hào ra sức hoành hành. Ở nhiều nơi, nhân dân nổi dậy đấu tranh.

+ Trong bối cảnh đất nước rối ren, một số thế lực phong kiến đã nổi lên, tranh chấp quyền hành và thao túng triều đình, trong đó nổi trội là thế lực của Mạc Đăng Dung.

+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi, lập ra triều Mạc.

Câu hỏi trang 22 Lịch Sử 8 

Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 4.2: Giải thích nguyên nhân dẫn đến xung đột Nam - Bắc triều.

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 4.2: Giải thích nguyên nhân dẫn đến xung đột Nam - Bắc triều

Trả lời:

+ Nhà Mạc được thành lập nhưng một bộ phận quan lại trung thành với triều Lê sơ ra sức chống lại nhằm khôi phục vương triều này. Năm 1533, Nguyễn Kim - một tướng cũ của nhà Lê chạy vào Thanh Hóa rồi sang Lào tập hợp lực lượng, chống nhà Mạc, đưa Lê Duy Ninh - con của Lê Chiêu Tông lên ngôi vua (Lê Trang Tông).

+ Năm 1545, Nguyễn Kim mất, con rể là Trịnh Kiểm lên thay thế. Đất nước dần hình thành hai khu vực, đặt dưới sự kiểm soát của nhà Mạc (còn gọi là Bắc triều) và nhà Lê trung hưng (còn gọi là Nam triều).

=> Mâu thuẫn Nam - Bắc triều dẫn đến cuộc xung đột gần 60 năm (1533 - 1592). Cuối cùng, Nam triều chiếm được Thăng Long (Đông Kinh), nhà Mạc phải chạy lên Cao Bằng, xung đột Nam - Bắc triều chấm dứt.

Câu hỏi trang 22 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 4.2: Nêu hệ quả của cuộc xung đột Nam - Bắc triều.

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 4.2: Nêu hệ quả của cuộc xung đột Nam - Bắc triều

Trả lời:

+ Gây nên tổn thất lớn về sinh mạng cho cả hai bên. Ở nhiều nơi, mùa màng bị tàn phá, ruộng đất bỏ hoang, làng mạc tiêu điều.

+ Tạo ra mầm mống dẫn đến xung đột Trịnh - Nguyễn sau đó.

Câu hỏi trang 23 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 4.4: Giải thích nguyên nhân bùng nổ xung đột Trịnh - Nguyễn.

Đọc thông tin và quan sát hình 4.4: Giải thích nguyên nhân bùng nổ xung đột Trịnh - Nguyễn

Trả lời:

+ Năm 1558, trong bối cảnh xung đột Nam - Bắc triều, Nguyễn Hoàng được nhà Lê trung hưng cử vào làm Trấn thủ Thuận Hóa, sau đó là cả vùng Quảng Nam. Quyền lực của Nguyễn Hoàng và họ Nguyễn ở khu vực Thuận - Quảng ngày càng lớn.

- Sau khi Nguyễn Hoàng qua đời (1613), mâu thuẫn giữa chính quyền Lê - Trịnh và họ Nguyễn gia tăng.

=> Năm 1627, nhà Lê trung hưng đưa quân đánh vào Thuận Hóa, xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ. Đến năm 1672, hai bên ngừng chiến.

Câu hỏi trang 23 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 4.4: Nêu hệ quả của xung đột Trịnh - Nguyễn.

Đọc thông tin và quan sát hình 4.4: Nêu hệ quả của xung đột Trịnh - Nguyễn

Trả lời:

+ Gây ra tình trạng chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới. Cuộc xung đột cũng đã làm suy yếu quốc gia Đại Việt.

+ Tuy vậy, do nhu cầu về vũ khí trong quá trình xung đột, chính quyền Lê - Trịnh và chúa Nguyễn đã có những chính sách ưu đãi đối với người phương Tây, đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương.

+ Mặt khác, trước sức ép tấn công của nhà Lê - Trịnh, chúa Nguyễn đã tìm cách mở rộng lãnh thổ về phía nam.

Luyện tập & Vận dụng

Câu hỏi 1. Lập bảng về xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn theo gợi ý sau:

Trả lời:

Xem trả lời

Câu hỏi 2. Sưu tầm tư liệu về sông Gianh và Lũy Thầy. Giới thiệu những tư liệu đó với thầy cô và bạn đọc

Sông Gianh

Sông Gianh là con sông chảy qua tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017m thuộc dãy Trường Sơn và chảy qua chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn để đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh.

Là một trong những biểu tượng của thiên nhiên miền Trung Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Quảng Bình, sông có chiều dài 160 km, diện tích khoảng 4.680 km2 và độ cao trung bình ấn tượng 360m.

Tại Quảng Bình, sông Gianh không chỉ là danh lam thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đây còn là dòng sông linh thiêng, gắn liền với nhiều câu chuyện lịch sử. Bởi vậy, người dân địa phương còn hay gọi con sông với cái tên khác là Đại Linh Giang. 

Trong cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn, quân Trịnh án ngữ ở đèo Ngang, nhưng thực sự ranh giới Bắc Nam là sông Gianh. Bờ bắc sông có chợ Ba Đồn là nơi quân Trịnh mua đồ ăn uống và trao đổi hàng hóa. Bờ nam sông có một số thành lũy chắc chắn do Đào Duy Từ tổ chức xây đắp, luỹ Thầy dài 18 km, luỹ Trường Dục dài 10 km. Di tích Lũy Thầy, Quảng Bình quan, thành quách của thời Trịnh Nguyễn nay vẫn còn.

Soạn Sử 8 Cánh Diều Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn

Rồi đến những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sông Giahh còn nằm trong “tọa độ lửa đạn”, của bom mìn chiến tranh. Cảng Gianh còn được biết đến là điểm đầu của tuyến giao thông đường biển Hồ Chí Minh, vô số thuyền bè ngày đêm chở sức người, sức của hậu phương miền Bắc vào Nam cảm tử. Đế quốc Mỹ đã điên cuồng đánh phá cửa ngõ chiến lược này bằng những vũ khí hiện đại. Trải qua bao cơn tao loạn, sông Gianh mang trên mình đầy chiến công và chứng tích.

Nhờ chảy qua nhiều vùng đá vôi, sông Gianh tạo ra nhiều hang động kỳ thú. Phụ lưu hữu ngạn của dòng sông Gianh là sống Troóc (sông Son) cũng chảy qua miền núi đá vôi nên hình thành các hang động tuyệt vời như động Phong Nha trở thành điểm du lịch Quảng Bình thu hút đông đảo du khách.

Sông Lũy Thầy

Sông Luỹ là một sông đổ ra Biển Đông, chảy qua các tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Sông có chiều dài 96 km và diện tích lưu vực là 2.014 km².

Sông khởi nguồn từ các suối ở sườn nam một núi cao 1664 m ở xã Gung Ré huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng và có tên gọi là sông Nhum 

Tuy là sông miền núi xa biển, nhưng tên sông Nhum, cầu Nhum,... được người du lịch gắn vào món ăn đặc sản chế biến từ con nhum, tên địa phương của con nhím biển hay cầu gai, là loài phổ biến ở vùng biển Bình Thuận 

Sông Luỹ đổ ra biển ở cửa biển tại thị trấn Phan Rí Cửa 

>>> Xem thêm: Soạn Lịch sử 8 Cánh diều

------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Trả lời câu hỏi Lịch sử 8 Cánh diều Bài 4 Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 04/03/2024