logo

Giải bài tập SGK Sử 7 Bài 6 trang 26, 27, 28, 29 Chân trời sáng tạo ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn Sử 7 Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Lịch sử 7 trang 26, 27, 28, 29 bộ Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX trang 26, 27, 28, 29 SGK Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 6 Chân trời sáng tạo


1. Khái quát tiến trình lịch sử của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Trả lời câu hỏi trang 26 SGK Lịch sử 7

Hãy lập sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Đường đến thời Thanh)

Lời giải chi tiết:

Trung Quốc đã trải qua các triều đại lớn từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX:

Soạn sử 7 Bài 6. Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX- Chân trời sáng tạo

 


2. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường

Trả lời câu hỏi trang 27 SGK Lịch sử 7

Em hãy nêu những biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường. Mô tả sự thịnh vượng đó qua mô hình phục dựng 6.2 và tư liệu 6.3

Soạn sử 7 Bài 6. Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX- Chân trời sáng tạo

Lời giải chi tiết:

Những biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường:

- Từ trung ương đến địa phương đều được Nhà nước củng cố và hoàn thiện. 

- Để tuyển chọn nhân tài làm quan, các khoa thi thường xuyên được tổ chức

- Trung Quốc thời Đường mở rộng lãnh thổ, đem quân xâm chiếm Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm chiếm Triều Tiên, củng cố chế độ cai trị ở An Nam

- Nhiều sưu thuế được miễn giảm, Nhà nước lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân,...

- Đi đến tận phương Tây theo con đường tơ lụa, gốm sứ và tơ lụa của Trung Quốc phát triển. 

- Trường An có nhiều người sinh sống, trong đó có cả người Nhật Bản, A-rập, Ba Tư, Hy Lạp vào thế kỉ VII và VIII.


3. Sự phát triển kinh tế thời Minh - Thanh

Trả lời câu hỏi trang 28 SGK Lịch sử 7

Em hãy mô tả những biểu hiện sự phát triển kinh tế dưới thời Minh-Thanh. Bức tranh 6.6 cho em biết điều gì về hoạt động thương mại ở Trung Quốc thời Thanh?

Soạn sử 7 Bài 6. Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX- Chân trời sáng tạo

 

Lời giải chi tiết:

Sự phát triển kinh tế dưới thời Minh-Thanh:

- Về nông nghiệp: 

+ Diện tích, năng suất và sản lượng đều gia tăng. 

+ Thường giảm thuế khóa, chia ruộng đất cho nông dân, chú trọng thủy lợi là việc mà các vua đầu triều Minh-Thanh đã làm. 

+ Cây trồng thường xuyên được luân canh và nhập nhiều giống mới, xây nhiều đồn điền chuyên trồng ngũ cốc, chè, bông…

- Về thủ công nghiệp: 

+ Thủ công nghiệp phát triển. Tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,... là những mặt hàng nổi tiếng

+ Ở thành thị, xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, hình thành khu vực chuyên môn hóa sản xuất

- Về thương mại: 

+ Phát triển mạnh buôn bán trong và ngoài nước. 

+ Hàng hóa được thương nhân Trung Quốc đem trao đổi buôn bán với thế giới. 

+ Hoạt động buôn bán với bên ngoài bị hạn chếvào cuối triều Minh, sang triều Thanh

Hoạt động thương mại ở Trung Quốc bị cấm đoán vào thời Thanh. Mầm mống Tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhưng không phát triển được.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi mục Luyện tập trang 29 SGK Lịch sử 7

1. Tại sao thời Đường là thời kì thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc?

Lời giải chi tiết:

Thời kì thịnh vượng của phong kiến Trung Quốclà thời Đường

- Vào thời Đường, sự phát triển kinh tế luôn cao hơn các triều đại trước đó về mọi mặt.

- Dưới thời Đường, bộ máy nhà nước được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương, xã hội ổn định.

- Nhiều khoa thi được mở ra để tuyển chọn người tài cho đất nước.

- Nhà nước giảm tô thuế, thi hành chế độ quân điềnkhi kinh tế phát triển.

- Cách mở rộng bờ cõi của nhà Đường là bằng những cuộc chiến tranh xâm lược nước láng giềng.

2. Lập bảng thống kê về sự phát triển kinh tế thời Đường và thời Minh-Thanh. Điểm khác biệt nổi bật nhất của kinh tế thời Minh-Thanh so với thời Đường là gì?

Lĩnh vực Thời Đường Thời Minh-Thanh
Nông nghiệp    
Thủ công nghiệp    
Thương nghiệp    

Lời giải chi tiết:

Lĩnh vực

Thời Đường

Thời Minh-Thanh

Nông nghiệp Miễn giảm sưu thuế, chế độ quân điền

- Gia tăng về diện tích, năng suất, sản lượng

- Nhập nhiều giống cây mới, xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh

Thủ công nghiệp Gốm sứ, tơ lụa có mặt tại phương Tây

- Phát triển đa dạng

- Nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy

- Xưởng thủ công xuất hiện, vùng chuyên môn sản xuất

Thương nghiệp

Gắn liền với “Con đường tơ lụa”.

Nhiều thương nhân nước ngoài đến sinh sống tại Trường An

- Buôn bán với nước ngoài phát triển mạnh

- Đến cuối thời Minh, triều Thanh, buôn bán với nước ngoài bị hạn chế

 

Thương mại dưới thời Đường được nhà nước khuyến khích, phát triển hết mức, nhưng đến cuối thời Minh và nhà Thanh thì thương mại bị hạn chế là điểm khác biệt nổi bật nhất của kinh tế thời Minh-Thanh so với thời Đường.


Vận dụng

Trả lời câu hỏi mục Luyện tập trang 29 SGK Lịch sử 7

Thời Minh - Thanh, trấn Cảnh Đức (Giang Tây) trở thành kinh đô đồ sứ của Trung Quốc. Em hãy sưu tầm tư liệu trên sách báo, internet, viết 1 bài khoảng 15 dòng, giới thiệu về nghề làm đồ sứ ở Cảnh Đức. 

Lời giải chi tiết:

Thành phố Cảnh Đức Trấn nằm ở phía đông bắc tỉnh Giang Tây, giáp các tỉnh Chiết Giang, An Huy, là cái nôi sinh ra văn hóa gốm sứ và nghề chế tạo đồ gốm sứ của Giang Tây. Do có kỹ thuật sản xuất vượt trội, sản phẩm đạt chất lượng tốt mà Cảnh Đức Trấn trở thành nơi chuyên sản xuất đồ sứ cho triều đình. Đến đời Minh, Cảnh Đức Trấn đã trở thành trung tâm sản xuất đồ sứ của cả nước, được mệnh danh là kinh đô đồ sứ của Trung Quốc. Một trong những lý do tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo cho đồ sứ tại Cảnh Đức Trấn là phải tuân thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt với sự phân công lao động rất kỹ càng. Cũng vì vậy mà những thợ tham gia vào từng khâu trong quá trình này đều rất điêu luyện. Tại Cảnh Đức Trấn, ở mọi khâu đều xuất hiện những người thợ, nghệ nhân lành nghề. Kỹ năng, kỹ thuật của họ đa phần được truyền thụ dựa trên nền tảng quan hệ huyết thống, nhưng thông thường chỉ truyền thụ trong nội tộc, tức truyền cho đầu trai, chứ không truyền cho đầu gái. Quy trình chế tác đồ sứ Cảnh Đức Trấn thường chia thành mấy công đoạn chính: tạo phôi, sửa phôi, tráng men, vẽ phôi và nung trong lò. Đồ sứ của Cảnh Đức Trấn thường có chất lượng tốt, tạo hình tinh xảo, hoa văn trang trí đa dạng, chủng loại phong phú, phong cách độc đáo. Có thể nói rằng, đồ gốm sứ đại diện cho văn hóa truyền thống, rực rỡ của Trung Quốc, có giá trị lịch sử quan trọng, trong đó tiêu biểu là đồ gốm sứ của Cảnh Đức Trấn.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Sử 7 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Giải bài tập SGK Sử 7 Bài 6 trang 26, 27, 28, 29 Chân trời sáng tạo ngắn nhất trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/06/2022 - Cập nhật : 11/10/2022