logo

Soạn sử 7 Bài 25 phần 3 ngắn nhất: Phong trào Tây Sơn

Soạn sử 7 Bài 25 ngắn nhất: Phong trào Tây Sơn

Tiếp theo phần soạn Bài 25 phần 2 ngắn nhất: Phong trào Tây Sơn, chúng ta sẽ cùng nhau đi tiếp Bài 25 phần 3. Trong phần này Top lời giải sẽ hướng dẫn các bạn trả lời toàn bộ các câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử 7, đồng thời thực hành với các dạng bài trắc nghiệm kiểm tra hay nhất.

Chúng ta cùng đi đến nội dung bài học ngay dưới đây nhé:

Mục tiêu bài học

Mốc niên đại gắn liền với hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ chính quyền vua Lê,chúa Trịnh.


Trả lời Câu hỏi thảo luận Sử 7 bài 25 ngắn nhất

Câu hỏi trang 126 Sử 7 Bài 25 ngắn nhất:

Hãy nêu những hoạt động của Nguyễn Huệ trong cuộc tiến công ra Bắc Hà lần thứ nhất (1786).

Trả lời:

Những hoạt động của Nguyễn Huệ trong cuộc tiến công ra Bắc Hà lần thứ nhất (1786) là:

- Năm 1786, Nguyễn Huệ cho quân kéo đánh thành Phú Xuân. Quân Trịnh bạc nhược đầu hàng nhanh chóng. Nhân cơ hội đó, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

- Thuận thế, Nguyễn Huệ quyết định tiến thẳng ra Đàng Ngoài,mang danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” để lôi kéo nhân dân.

- 21 / 7 / 1786 nghĩa quân đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho Tây Sơn. Nguyễn Huệ giao chính quyền Đàng Ngoài cho vua Lê.

Câu hỏi trang 127 Sử 7 Bài 25 ngắn nhất:

Vì sao Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà?

Trả lời:

Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà vì:

- Nguyễn Huệ được nhân dân ủng hộ, hết lòng giúp đỡ.

- Nguyễn Huệ là người tài giỏi, lại yêu nước, thương dân nên được dân yêu quý và tin tưởng.

- Giúp sức cho Nguyễn Huệ là các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp… đã hết lòng giúp đỡ trong việc xây dựng chính quyền ở Bắc Hà


Soạn phần Câu hỏi và bài tập Sử 7 bài 25 ngắn nhất

Bài 1 trang 127 Sử 7 Bài 25 ngắn nhất:

Em hãy kể những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786 đến năm 1788.

Trả lời:

Những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786 đến năm 1788:

- Năm 1786, Nguyễn Huệ cho quân kéo đánh thành Phú Xuân. Quân Trịnh bạc nhược đầu hàng nhanh chóng. Nhân cơ hội đó, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

- Thuận thế, Nguyễn Huệ quyết định tiến thẳng ra Đàng Ngoài, mang danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” để lôi kéo nhân dân.

- 21 / 7 / 1786 nghĩa quân đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho Tây Sơn. Nguyễn Huệ giao chính quyền Đàng Ngoài cho vua Lê.

- Giữa năm 1788 Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long và xây dựng chính quyền ở Bắc Hà (lúc này vua Lê Chiêu Thống đã trốn sang Bắc Kinh).

Bài 2 trang 127 Sử 7 Bài 25 ngắn nhất:

Quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh và Lê như thế nào?

Trả lời:

* Lật đổ chính quyền họ Nguyễn:

- Mùa xuân năm 1771, khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ.

- Năm 1777, quân Tây Sơn bắt giết chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền Đàng Trong.

* Lật đổ chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài:

- Tháng 6 – 1786, Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân, sau đó tiến thẳng ra Đàng Ngoài với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh".

- Giữa năm 1786, lật đổ chính quyền chúa Trịnh, giao quyền cai quản Đàng Ngoài cho vua Lê.

- Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Vũ Văn Nhậm, lật đổ chính quyền vua Lê để thành lập chính quyền mới.

Bài 3 trang 127 Sử 7 Bài 25 ngắn nhất:

Yếu tố nào giúp Tây Sơn lật đổ được các chính quyền đó?

Trả lời:

Nguyên nhân thắng lợi:

- Nghĩa quân tây Sơn được nhân dân ủng hộ, hết lòng giúp đỡ.

- Nguyễn Huệ là người tài giỏi, lại yêu nước, thương dân nên được dân yêu quý và tin tưởng. Ông đã đặt ra đường lối đúng đắn cho cuộc khởi nghĩa, đưa ra khẩu hiệu “Phù Lê diệt Trịnh” để thu hút lực lượng dân dân tham gia,

- Giúp sức cho Nguyễn Huệ là các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp… đã hết lòng giúp đỡ trong việc xây dựng chính quyền ở Bắc Hà

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 31/07/2023