logo

Soạn sử 7 Bài 24 ngắn nhất: Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII

Soạn sử 7 Bài 24 ngắn nhất: Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn trả lời các câu hỏi Sử 7 Bài 24 ngắn nhất: Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII, đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau làm các bài tập trắc nghiệm áp dụng trong đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Nêu những biểu hiện về đời sống khổ cực của nông dân và giải thích nguyên nhân chính của tình trạng đó.

- Kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu và trình bày trên lược đồ một vài cuộc khởi nghĩa : nguyên nhân bùng nổ và thất bại, diễn biến chính và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa đó.


Trả lời Câu hỏi thảo luận Sử 7 bài 24 ngắn nhất

Câu hỏi trang 116 Sử 7 Bài 24 ngắn nhất:

Chính quyền họ Trịnh (Đàng Ngoài) ở thế kỉ XVIII như thế nào?

Trả lời:

Tình hình chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài:

- Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngài suy sụp. Vua Lê chỉ còn là cái bóng mờ trong cung cấm.

- Phủ chúa thì quanh năm hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của.

- Quan lại, binh lính hoành hành, đục khoét nhân dân.

=> Chính quyền Lê – Trịnh ngày càng mục nát, suy yếu.

Câu hỏi trang 117 Sử 7 Bài 24 ngắn nhất:

Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã dẫn đến những hậu quả gì?

Trả lời:

* Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã dẫn đến hậu quả:

- Kinh tế suy sụp: Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại lấn chiếm. Sản xuất nông nghiệp đình đốn. Hạn hán, mất mùa liên tiếp sảy ra. Các đê sông Hồng, sông Mã nhiều năm bị vỡ. Hàng chục huyện bị ngập, nhà cửa trôi dạt.

* Nhà nước đánh thuế rất nặng các loại sản phẩm, hàng hóa. Công thương nghiệp càng sa sút, chợ phố điêu tàn.

- Xã hội: Hàng chục vạn nông dân chết đói, người sống sót phải bỏ lìa xa quê, phiêu tán khắp nơi.

=> Nhân dân có cuộc sống thê thảm nên nổi dậy đấu tranh chống lại chính quyền phong kiến.

Câu hỏi trang 118 Sử 7 Bài 24 ngắn nhất:

Hãy kê tên những cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài?

Trả lời:

* Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ở Đàng ngoài:

- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng năm 1737 ở Sơn Tây.

- Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 – 1770) ở Thanh Hóa, Nghệ An.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751) ở Tam Đảo, Sơn Tây, Tuyên Quang.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1769) ở Đồ Sơn, Kinh Bắc, Sơn Nam, Nghệ An, Thanh Hóa.

- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 – 1769) ở Sơn Nam, Tây Bắc.

Câu hỏi trang 119 Sử 7 Bài 24 ngắn nhất:

Em có nhận xét gì về phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII?

Trả lời:

Nhận xét về phong trào nông dân ở Đàng Ngoài:

- Thời gian: Nổ ra liên tục, có nhiều cuộc khởi nghĩa diễn ra trong một khoảng thời gian tương đối dài.

- Địa bàn: Diễn ra ở nhiều nơi, trong phạm vi cả nước nhưng các phong trào còn mang tính địa phương chưa tạo thành phong trào chung.

- Lực lượng: thu hút được đông đảo lực lượng tham gia, nông dân là lực lượng đông đảo nhất.

- Kết quả: đều thất bại.


Soạn phần Câu hỏi và bài tập Sử 7 bài 24 ngắn nhất

Bài 1 trang 119 Sử 7 Bài 24 ngắn nhất:

Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Ngoài ở nửa sau thế kỉ XVIII.

Trả lời:

* Tình hình xã hội Đàng Ngoài:

- Hàng chục vạn nông dân chết đói, người sống sót phải bỏ lìa xa quê, phiêu tán khắp nơi.

=> Nhân dân có cuộc sống thê thảm nên nổi dậy đấu tranh chống lại chính quyền phong kiến.

Bài 2 trang 119 Sử 7 Bài 24 ngắn nhất:

Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII?

Trả lời:

- Tính chất của phong trào nông dân Đàng Ngoài là: Phong trào khởi nghĩa vũ trang của nông dân nổi dậy chống lại chính quyền phong kiến.

- Quy mô: Rộng lớn, diễn ra ờ nhiều nơi trong phạm vi cả nước thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

Bài 3 trang 119 Sử 7 Bài 24 ngắn nhất:

Ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài.

Trả lời:

* Ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài:

Các cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức, cường quyền của nghĩa quân đã làm lung lay nền thống trị của chính quyền Lê – Trịnh.

⇒ Đây là cơ sở thuận lợi cho thắng lợi của phong trào Tây Sơn.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 31/07/2023