logo

Soạn sử 7 Bài 20 phần 2 ngắn nhất: Nước Đại Việt thời Lê Sơ

oạn sử 7 ngắn gọn Sách mới (3 bộ) Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Soạn Lịch sử 7 được trình bày dễ hiểu, tóm lược nhất bám sát nội dung 3 bộ sách mới. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu bài và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.

Click để tham khảo 3 bộ Soạn sử 7 ngắn gọn theo chương trình sách mới:

Soạn Sử 7 Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428 - 1527) - Cánh Diều

Soạn Sử 7 Bài 20: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) - Chân trời sáng tạo

Tiếp theo phần soạn Bài 20 phần 1 ngắn nhất: Nước Đại Việt thời Lê Sơ, chúng ta sẽ cùng nhau đi tiếp Bài 20 phần 2. Trong phần này Top lời giải sẽ hướng dẫn các bạn trả lời toàn bộ các câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử 7, đồng thời tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành với các dạng bài trắc nghiệm kiểm tra hay nhất.

Chúng ta cùng đi đến nội dung bài học ngay dưới đây nhé:

Mục tiêu bài học

Sau khi nhanh chóng khôi phục sản xuất, thời Lê sơ nền kinh tế phát triển về mọi mặt. Sự phân chia xã hội thành 2 giai cấp chính: địa chủ phong kiến và nông dân. Đời sống các tầng lớp khác ổn định.


Trả lời Câu hỏi thảo luận Sử 7 bài 20 ngắn nhất

Soạn sử 7 Bài 20 ngắn nhất: Nước Đại Việt thời Lê Sơ

Câu hỏi trang 97 Sử 7 Bài 20 ngắn nhất:

Em hãy nhận xét về những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông nghiệp.

Trả lời:

Nhận xét:

- Nhà nước quan tâm đến vấn đề phục hồi và phát triển nông nghiệp.

- Các chính sách rất phù hợp với hoàn cảnh đất nước: vừa mới trải qua thời kì đô hộ của nhà Minh và chiến tranh kéo dài nhiều năm nên rất nhiều ruộng đất bỏ hoang và nhiều dân phiêu tán. Để giải quyết tình trạng này, vua Lê đã cho 25 vạn binh lính về quê làm ruộng đồng thời kêu gọi dân phiêu tán về quê sản xuất. Đồng thời đặt ra các chức quan chuyên lo về nông nghiệp.

=> Với chính sách quan tâm của nhà nước, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và có bước phát triển.

Câu hỏi trang 98 Sử 7 Bài 20 ngắn nhất:

Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ?

Trả lời:

Nghề thủ công nghiệp phát triển, quy mô sản xuất được mở rộng

- Các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng, xã ngày càng phát triển: Kéo tơ, dệt lụa, đúc đồng…Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời: Bát Tràng làm gốm; Làng Vân Chàng rèn sắt…

- Các xưởng thủ công do nhà nước quản lý (Cục bách tác), sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền.

- Nghề khai mỏ được đẩy mạnh: Mỏ đồng, vàng…

Câu hỏi trang 98 Sử 7 Bài 20 ngắn nhất:

Em có nhận xét gì về chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của nhà nước Lê sơ?

Trả lời:

Nhận xét:

Nhà nước chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của nhà nước thời Lê Sơ có ý nghĩa lớn: Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, chịu nhiều cực khổ.

=> Đây là chính sách tiến bộ, thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.


Soạn phần Câu hỏi và bài tập Sử 7 bài 20 ngắn nhất

Bài 1 trang 99 Sử 7 Bài 20 ngắn nhất:

Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ?

Trả lời:

Những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê Sơ:

- Nông nghiệp: Nhà nước quan tâm khôi phục và phát triển, ban hành cách chính sách khuyến khích như: Chú trọng khai hoang, kêu gọi nhân dân về quê làm ruộng và cho 25 vạn lính về quê sản xuất; đặt ra các chức quan chuyên lo về nông nghiệp, đặt phép quân điền, cấm giết trâu, bò bừa bãi…

- Thủ công nghiệp:

+ Các ngành nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển: Kéo tơ, dệt lụa, đúc đồng…Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời: Bát Tràng làm gốm; Làng Vân Chàng rèn sắt…

+ Các xưởng thủ công do nhà nước quản lý (Cục bách tác), sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền.

+ Nghề khai mỏ được đẩy mạnh: Mỏ đồng, vàng…

- Thương nghiệp:

+ Khuyến khích lập chợ, họp chợ.

+ Duy trì việc buôn bán với nước ngoài.

Bài 2 trang 99 Sử 7 Bài 20 ngắn nhất:

Thời Lê sơ, xã hội có những giai cấp và tầng lớp nào?

Trả lời:

Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lê sơ:

- Vua, quan, quý tộc

- Địa chủ phong kiến

- Nông dân

- Thương nhân, thợ thủ công

- Nô tì

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 31/07/2023