logo

[Sách mới] Soạn Sử 7 Bài 20 Cánh diều: Việt Nam thời Lê Sơ (1428 - 1527)

Hướng dẫn [Sách mới] Soạn Sử 7 Bài 20 Cánh diều: Việt Nam thời Lê Sơ (1428 - 1527) ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Lịch sử 7 trang 77, 78, 79, 80, 81, 82 bộ Cánh Diều theo chương trình sách mới. Mời bạn đọc tham khảo!

Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428 - 1527) trang 77, 78, 79, 80, 81, 82 SGK Lịch sử 7 Cánh Diều


1. Sự thành lập nhà Lê Sơ

Trả lời câu hỏi trang 77 SGK Lịch sử 7

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 20.1 hãy mô tả sự thành lập nhà lê Sơ

Soạn Sử 7 Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428 - 1527) - Cánh Diều

Lời giải:

Sự thành lập nhà Lê Sơ:

- Tháng 4-1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô tại Đông Kinh (Thăng Long).

- Chức quan cao cấp ở thời kì đầu nhà Lê sơ do tướng lĩnh có công lớn trong khởi nghĩa Lam Sơn nắm giữ. 

- Hoàn thiện bộ máy chính quyền, phong chức tước và ban cấp ruộng đất cho các công thần. 

- Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế-xã hội.


2. Tình hình chính trị

Trả lời câu hỏi trang 78 SGK Lịch sử 7

Đọc thông tin và tư liệu, hãy nêu những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước, quân đội, luật pháp của Đại Việt thời Lê sơ. 

Lời giải:

- Tổ chức bộ máy nhà nước: 

+ Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành.

+ Cả nước chia làm 13 đạo thừa tuyên, dưới đạo là phủ rồi đến huyện hoặc châu, xã.

- Quân đội: 

+ Tiếp tục thực hiện chế độ “ngụ binh ư nông”.

+ Ban hành nhiều chính sách nhằm xây dựng quân đội tinh nhuệ, kỉ luật cao, đặt dưới sự thống lĩnh tối cao của nhà vua.

- Luật pháp: Ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại; bảo vệ chủ quyền quốc gia; bảo vệ phụ nữ…


3. Tình hình kinh tế

Trả lời câu hỏi trang 78 SGK Lịch sử 7

Đọc thông tin, tư liệu và kết hợp quan sát các hình 20.2, 20.3, hãy nêu tình hình kinh tế thời Lê sơ và rút ra nhận xét

Soạn Sử 7 Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428 - 1527) - Cánh Diều
Soạn Sử 7 Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428 - 1527) - Cánh Diều

Lời giải:

Tình hình kinh tế thời Lê sơ:

+ Nông nghiệp: Nhà nước ban hành chế độ “quân điền”, làng xã theo định kì phân chia lại ruộng đất cho thành viên cày cấy. Trong triều đình đặt một số chức quan chuyên trách về nông nghiệp, như Khuyến nông sứ, Hà đệ sứ, Đồn điền sứ. Nhà nước ban hành các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp như khai hoang, đắp đê, khơi thông sống ngôi,... Diện tích canh tác được mở rộng, nhiều làng mới được thành lập. 

+ Thủ công nghiệp: có nhiều làng thủ công nổi tiếng, như làng Huế Cầu (Hưng Yên) nhuộm vải; làng Chu Đậu (Hải Dương), Bát Tràng (Hà Nội) làm đồ gốm; làng Đại Bái (Bắc Ninh) đúc đồng; làng Văn Chàng (Nam Định) rèn sắt,....

+ Thương nghiệp: Buôn bán trong nước và nước ngoài đều phát triển. Nhà Lê sơ khuyến khích các xã lập thêm chợ mới. Thuyền buôn và thương nhân các nước láng giềng buôn bán tại một số địa điểm quy định như Thống Lĩnh (Lạng Sơn), Vân Đồn (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An - Hà Tĩnh),... 


4. Tình hình xã hội

Trả lời câu hỏi trang 79 SGK Lịch sử 7

Đọc thông tin, hãy trình bày về cơ cấu xã hội và vẽ sơ đồ thể hiện xã hội Đại Việt thời Lê sơ.

Lời giải:

- Xã hội phân hóa thành nhiều tầng lớp:

+ Tầng lớp trên của xã hội là quý tộc, quan lại, địa chủ.

+ Tầng lớp bình dân trong xã hội chủ yếu là: nho sĩ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân. Trong đó nông dân chiếm đại đa số.

+ Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.

- Quan hệ xã hội chưa mâu thuẫn gay gắt.


5. Phát triển văn hóa, giáo dục

Trả lời câu hỏi trang 80 SGK Lịch sử 7

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 20.4 đến 20.6, hãy giới thiệu sự phát triển văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ.

Lời giải:

Văn hóa

Giáo dục

- Nho giáo chi phối đời sống xã hội, nội dung học tập thi cử là sách của Nho giáo.

- Đạo giáo và Phật giáo bị hạn chế

- Văn học chữ Hán chiếm ưu thế

- Nhã nhạc cung đình chứng thức ra đời

- Loại hình nghệ thuật đa dạng, phong phú: chèo, tuồng…

- Thi cử để tuyển chọn quan lại

- Năm 1428, mở lại Quốc Tửu giám và mở trường học tại các lộ, phủ

- Năm 1442, mở khoa thi Hội đầu tiên. 


6. Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ

Trả lời câu hỏi trang 81 SGK Lịch sử 7

Đọc thông tin và quan sát hình từ 20.7 đến 20.9 hãy giới thiệu một số danh nhân văn hóa tiêu biểu dưới thời Lê sơ. 

Lời giải:

- Một số danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ:

+ Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là bậc công thần hàng đầu của nhà Lê sơ, đồng thời là nhà tư tưởng, nhà văn hoá lớn của Việt Nam. Nguyễn Trãi có cống hiến đặc biệt đối với nền văn hiến nước nhà ở nhiều lĩnh vực, với các tác phẩm tiêu biểu như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo. Dư địa chỉ, Lam Sơn,...

+ Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị vua thứ tư của nhà Lê sơ. Không chỉ là bậc minh quân, ông còn giỏi thơ vẫn, với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Chinh Tây kí hành, Quỳnh uyển cứu ca (chủ Hán); Hồng Đức quốc ám thi tập (chữ Nôm). Lê Thánh Tông được ca ngợi là vị anh hùng tài lược, có vốn kiến thức uyên thâm.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 82 SGK Lịch sử 7

Hãy liệt kê các thành tựu tiêu biểu về văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ.

Lời giải:

Các thành tựu tiêu biểu về văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ:

Lĩnh vực

Thành tựu

Văn hóa

- Tác phẩm văn học chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình ngô đại cáo…

- Tác phẩm văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

- Lĩnh vực khoa học: Đại Việt sử ký toàn thư (sử học), Hồng Đức bản đồ (địa lí), Bản thảo thực vật toát yếu (y học), Đại thành toán pháp (toán học)…

Kiến trúc: Hoàng thành Thăng Long, cung điện Lam Kinh…

Giáo dục

Từ 1442-1526: tổ chức 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ


Vận dụng 

Trả lời câu hỏi trang 82 SGK Lịch sử 7

1. Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về di tích Lam Kinh hoặc Văn Miếu - Quốc tử Giám.

Lời giải:

Kinh thành cổ Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá) là một trong những Khu di tích Quốc gia đặc biệt giữ được nguyên vẹn những công trình của triều đại Nhà Hậu Lê. Mỗi lần đến nơi đây du khách luôn bị cuốn hút vào những truyền thuyết mang đầy màu sắc huyền bí của một triều đại phong kiến được coi là hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.

2. Theo em, lời của Thân Nhân Trung trên bài văn bia tiến sĩ khoa thi năm 1442 tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề nhân tài hiện nay.

Lời giải:

- Ý kiến của Thân Nhân Trung: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh; nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn” là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc:

+ Người “hiền tài” ở đây được hiểu là những người vừa có tài, vừa có đức trong xã hội. Những người “hiền tài” sẽ có những đóng góp lớn đối với sự phát triển của đất nước. Vì vậy, ở thời đại nào thì "hiền tài cũng là nguyên khí của quốc gia". Do đó, cần phải biết quý trọng nhân tài, phải có những chính sách đãi ngộ tốt đối với họ.

+ Thấm nhuần tư tưởng ấy, nhà nước Việt Nam hiện nay luôn coi "giáo dục là quốc sách hàng đầu". Đồng thời vẫn tiếp tục có nhiều chính sách ưu đãi để người hiền tài có điều kiện được cống hiến hết mình cho đất nước.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Sử 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn [Sách mới] Soạn Sử 7 Bài 20 Cánh diều: Việt Nam thời Lê Sơ (1428 - 1527) trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 12/08/2022 - Cập nhật : 11/10/2022