logo

Bài 3 trang 110 sgk Lịch Sử 10


Bài 21. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII

Bài 3 trang 110 sgk Lịch Sử 10

Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến: Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.

Lời giải

Nguyên nhân chính của cuộc chiến tranh phong kiến này là do sự suy yếu của nhà Lê dẫn đến sự tranh giành quyền lực.

- Nguyên nhân của chiến tranh Nam – Bắc triều:

Nguyễn Kim– một cựu thần nhà Lê và một số quan lại không chấp nhận chính quyền họ Mạc, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở vùng Thanh Hóa. Một nhà nước mới đã được thành lập tại đây, sử cũ gọi là “Nam triều” để phân biệt với “Bắc triều” của nhà Mạc.

⇒ Năm 1545 chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ.

- Nguyên nhân chiến tranh Trịnh – Nguyễn:

Năm 1545 sau khi Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn.

Trước tình hình đó Nguyễn Hoàng lập cơ sở ở Thuận Hóa, Quảng Nam đối địch với họ Trịnh.

⇒ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, họ Trịnh đem quân đánh họ Nguyễn, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

Xem toàn bộ Soạn sử 10: Bài 21. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021