logo

Soạn sử 10 Bài 2 ngắn nhất: Xã hội nguyên thủy

Soạn sử 10 Bài 2 ngắn nhất: Xã hội nguyên thủy

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn trả lời các câu hỏi Sử 10 Bài 2 ngắn nhất: Xã hội nguyên thủy, đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau làm các bài tập trắc nghiệm áp dụng trong đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Trình bày được đặc điểm tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.

- Nêu được mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại và hệ quả xã hội của công cụ kim loại.

- Phân tích và giải thích được hiệu quả kinh tế và hệ quả xã hội của thời đại kim khí đối với xã hội nguyên thủy


Trả lời Câu hỏi thảo luận Sử 10 bài 2 ngắn nhất

Câu hỏi trang 10 Sử 10 Bài 2 ngắn nhất: Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là gì?

Trả lời:

- Tổ chức xã hội của người tinh khôn là thị tộc hay công xã thị tộc – những người “cùng họ”.

- Ngoài thị tộc còn có bộ lạc, là tập hợp một số thi tộc sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và cùng có một nguồn gốc tổ tiên xa xôi.

Câu hỏi trang 10 Sử 10 Bài 2 ngắn nhất: Thế nào là thị tộc, bộ lạc?

Trả lời:

- Thị tộc là nhóm người gồm 2-3 thế hệ có chung dòng máu cùng chung sống, mọi sinh hoạt được coi là của chung, làm chung, ăn chung. Giữa các thị tộc thường có quan hệ gắn bó với nhau giúp đỡ lẫn nhau.

- Bộ lạc, là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và cùng có một nguồn gốc tổ tiên xã xôi.

Câu hỏi trang 10 Sử 10 Bài 2 ngắn nhất: Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Sự xuất hiện công cụ kim khí đã mở ra một thời đại mới mà tác dụng và năng suất lao động của nó vượt xa thời đại đồ đá.

+ Nhờ có đồ kim khí, nhất là đồ sắt, con người có thể khai phá những vùng đất mà trước kia chưa khai phá nổi, có thể cầy sâu cuốc bẫm, có thể xẻ gỗ đóng thuyền đi biển, xẻ đá làm lâu đài,..

+ Năng suất lao động tăng lên tạo ra một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên.

Câu hỏi trang 11 Sử 10 Bài 2 ngắn nhất: Do đâu mà có sự xuất hiện tư hữu?

Trả lời:

Xuất hiện tư hữu do:

- Năng suất lao động tăng lên bắt đầu tạo ra sản phẩm dư thừa nhưng lại không được đem chia đều cho mọi người.

- Một số người được cử chỉ huy dân binh, chuyên trách về lễ nghi hoặc điều hành những công việc chung của thị tộc đã lợi dụng chức phận để chiếm một phần sản phẩm xã hội cho riêng mình khi chi dùng các công việc chung. Chẳng bao lâu họ nhiều của cải hơn người khác, tư hữu xuất hiện.


 Soạn phần Câu hỏi và bài tập Sử 10 bài 2 ngắn nhất

Bài 1 trang 11 Sử 10 Bài 2 ngắn nhất: Hãy giải thích tính cộng đồng của thị tộc.

Trả lời:

- Quan hệ trong thị tộc: Con cháu tôn kính ông bà, cha mẹ. Ngược lại ông bà, cha mẹ chăm lo, bảo đảm nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc.

- Trong lao động sản xuất đòi hỏi sự hợp tác sức lực của nhiều người, của cả thị tộc.

- Con người được hưởng thụ thành quả lao động như nhau, thành quả được chia đều cho mọi người.

⇒ Tính cộng đồng trong thị tộc được thể hiện mọi của cải được coi là của chung, việc chung, làm chung, ăn chung.

Bài 2 trang 11 Sử 10 Bài 2 ngắn nhất: Tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy như thế nào?

Trả lời:

- Tư hữu xuất hiện phá vỡ quan hệ cộng đồng bình đẳng theo “nguyên tắc vàng” trong hàng triệu năm trước đó. Xuất hiện sự phân biệt giàu - nghèo.

- Gia đình cũng thay đổi theo: Đàn ông có vai trò trụ cột và giành lấy quyền quyết định trong gia đình. Con cái lấy theo họ cha → Gia đình phụ hệ xuất hiện.

- Xã hội nguyên thủy – thị tộc, bộ lạc bị rạn vỡ con người đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp đầu tiên – xã hội cổ đại.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 31/07/2023