logo

Bài 7 trang 117 sgk Sinh 9


Bài 40: Ôn tập phần di truyền và biến dị

Bài 7 (trang 117 sgk Sinh 9):

Vì sao gây đột biến nhân tạo thường là khâu đầu tiên của chọn giống?

Lời giải:

Đột biến là cơ sở quan trọng trong di truyền và tạo giống. Thật chất quá trình đột biến diễn ra ở sinh vật gồm đột biến tự nhiên (các dạng đột biến nói chung không có sự tác động của con người) và đột biến nhân tạo (con người chi phối, tác động nhằm gây đột biến ở sinh vật). Do đột biến (thường là ở thực vật và các sinh vật cấp thấp) thì khả năng tồn tại và tạo giống nòi mới là khá cao – đây cũng là một nguyên nhân tạo giống sinh vật mới hình thành trên trái đất. Do vậy muốn tạo giống mới, người ta phải gây đột biến. Đột biến là một bước cơ sở trong việc tạo giống gây biến đổi sâu sắc trong bản chất di truyền của sinh vật (trong DNA, NST, tức đột biến nhằm tạo ra giống mới để mà chọn giống (tùy theo mục đích, yêu cầu…). Hay nói cách khác để có giống mà chọn thì người ta gây đột biến nhân tạo (chứ không thể để đột biến tự nhiên).

Xem toàn bộ: Soạn Sinh 9: Bài 40. Ôn tập phần di truyền và biến dị

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 13/08/2021