logo

Câu hỏi trang 105 Sinh 8 Bài 33


Mục lục nội dung

Bài 33: Thân nhiệt

Câu hỏi trang 105 Sinh 8 Bài 33

- Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?

- Nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?

Lời giải:

- Đo thân nhiệt bằng nhiệt kế thủy ngân nhằm mục đích theo dõi nhiệt độ cơ thể để xác định tình trạng cơ thể bình thường hay bị bệnh.

- Con người là động vật hằng nhiệt nên nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh luôn giữ ở mức ổn định là 37oC.

Thân nhiệt luôn giữ ở mức ổn định là nhờ cơ chế như sau:

+ Vào lúc trời nóng: Cơ thể sẽ có phản xạ dãn mao mạch → tỏa nhiệt ra ngoài và toát mồ hôi nhằm giảm bớt nhiệt của cơ thể.

+ Vào lúc trời lạnh: Cơ thể sẽ có phản xạ co mao mạch → giảm lượng máu qua da → giúp giữ nhiệt.

Câu hỏi trang 105 Sinh 8 Bài 33

Mọi hoạt động sống của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì?

- Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?

- Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc?

- Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?

- Từ những ý kiến trả lời trên hãy rút kết luận về vai trò của da trong sự điều hóa thân nhiệt.

Lời giải:

- Khi cơ thể hoạt động sẽ sinh ra nhiệt, lượng nhiệt này được máu đưa đi khắp cơ thể để tỏa ra ngoài qua 1 số hệ cơ qun nhằm duy trì nhiệt độ ổn định của cơ thể.

- Khi lao động nặng → cơ thể sản sinh ra rất nhiều nhiệt → cần phải tỏa nhiệt ra ngoài để giữ được sự ổn định của nhiệt độ bằng cách: tỏa nhiệt qua da bằng phản xạ dãn mao mạch, mở rộng lỗ chân lông để toát mồ hôi, thở nhanh, thở gấp để thải nhiệt qua hệ hô hấp.

- Vào mùa hè, khi nhiệt độ tăng cao ta thấy da hồng hào vì: cơ thể có phản xạ dãn mao mạch dưới da → tăng lượng máu vận chuyển qua da → tăng thải nhiệt.

Vào mùa đông, khi nhiệt độ thấp, trời rét → ta thấy da thường tái hoặc sởn gai ốc vì: cơ thể có phản xạ co mao mạch dưới da → giảm lượng máu qua da làm da tím tái, co cơ lỗ chân lông nên sởn gai ốc → giảm sự thoát nhiệt qua da.

- Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (trời oi bức) → cơ thể phản ứng bằng cách thoát nhiều mồ hôi, nhưng gặp độ ẩm không khí cao nên khó bay hơi → mồ hôi chảy thành dòng, sự tỏa nhiệt gặp khó khăn → ta có cảm giác bí bức, khó chịu.

- Da có vai trò quan trọng nhất trong điều hòa thân nhiệt

+ Khi nhiệt độ ngoài trời cao, nắng nóng và lao động nặng → cơ thể có phản xạ dãn mao mạch dưới da → tăng tỏa nhiệt, đồng thời lỗ chân long mở rộng, tăng tiết mồ hôi → giúp giảm bớt nhiệt của cơ thể.

+ Khi nhiệt độ ngoài trời thấp, trời quá lạnh → cơ thể có phản xạ co mao mạch dưới da, co cơ chân lông → giảm bớt sự tỏa nhiệt. Nếu trời quá lạnh cơ sẽ co dãn liên tục nhằm sinh nhiệt gọi là phản xạ run.

Xem toàn bộ Soạn Sinh 8: Bài 33. Thân nhiệt

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021