logo

Soạn sinh 7 Bài 12 ngắn nhất: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp

Soạn sinh 7 Bài 12 ngắn nhất: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 12. Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp trong sách giáo khoa Sinh học 7. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- HS nắm được hình dạng, vòng đời của một số giun dẹp kí sinh.

- HS thông qua các đại diện của ngành giun dẹp nêu được những đặc điểm chung của giun dẹp.


Hướng dẫn Soạn Sinh 7 bài 12 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 12 trang 45: Quan sát các hình 12.1, 2, 3 và thảo luận trả lời các câu hỏi sau:

- Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người và động vật? Vì sao?

- Để phòng chống giun dẹp kí sinh, cần phải ăn, uống, giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc?

Trả lời:

- Giun dẹp thường kí sinh ở máu, ruột trong cơ thể người và động vật. Do đó là những vị trí giàu dưỡng chất cho giun dẹp phát triển.

- Phòng chống giun dẹp kí sinh:

+ Ăn chín, uống nước sôi để nguội

+ Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn

+ Chọn nơi tắm giặt sạch sẽ.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 12 trang 45: - Hãy sử dụng thông tin trong bài 11 và 12 điềm vào bảng sau (nếu đúng dùng dấu +, nếu không đúng dùng dấu -).

Bảng. Một số đặc điểm của đại diện Giun dẹp

STT

  Sán lông (sống tự do) Sán lá gan (kí sinh)

Sán dây (kí sinh)

1 Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên      
2 Mắt và lông bơi phát triển      
3 Phân biệt đầu đuôi, lưng bụng      
4 Mắt và lông bơi tiêu giảm      
5 Giác bám phát triển      
6 Ruột phân nhánh chưa có hậu môn      
7 Cơ quan sinh dục phát triển      
8 Phát triển qua các giai đoạn ấu trùng      

- Thảo luận và rút ra đặc điểm chung của ngành Giun dẹp.

Trả lời:

STT   Sán lông (sống tự do) Sán lá gan (kí sinh) Sán dây (kí sinh)
1 Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên + + +
2 Mắt và lông bơi phát triển + - -
3 Phân biệt đầu đuôi, lưng bụng + + +
4 Mắt và lông bơi tiêu giảm - + +
5 Giác bám phát triển - + +
6 Ruột phân nhánh chưa có hậu môn + + +
7 Cơ quan sinh dục phát triển - + +
8 Phát triển qua các giai đoạn ấu trùng - + -

- Đặc điểm chung của ngành Giun dẹp: Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên; phân biệt đầu đuôi, lưng bụng; ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn.

Câu 1 trang 46 Sinh học 7: Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh tronng ruột người?

Trả lời:

- Đầu sán có giác bám

- Thân có hàng trăm đốt để phục vụ sinh sản vì mỗi đốt đều có 1 cơ quan sinh dục lưỡng tính.

- Ruột tiêu giảm, hấp thu trực tiếp qua bề mặt cơ thể.

- Các đốt cuối chứa rát nhiều trứng → sinh sản tích cực.

Câu 2 trang 46 Sinh học 7: Sán lá gian, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường nào?

Trả lời:

- Chủ yếu là qua tiêu hóa, riêng sán lá máu có ấu trùng xâm nhập được qua da.

Câu 3 trang 46 Sinh học 7: Nêu đặc điểm chung của ngành Giun dẹo. Tại sao lấy đặc điểm “dẹp” đặt tên cho ngành?

Trả lời:

- Đặc điểm chung của ngành Giun dẹp: Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên; phân biệt đầu đuôi, lưng bụng; ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn.

- Lấy đặc điểm “dẹp” để đặt tên ngành vì tất cả các loài của ngành đều có đặc điểm cơ thể dẹp.


Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 7 bài 12 hay nhất

Câu 1:Kể các lớp thuộc nghành giun dẹp?

Trả lời:

Soạn sinh 7 Bài 12 ngắn nhất: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp (ảnh 4)

Câu 2: Cho biết sự thích nghi của giun dẹp với lối sống kí sinh?

Trả lời:

- Các đại diện sán lông sống tự do nếu có cơ hội chuyển sang sống kí sinh cơ thể nó biến đổi cấu tạo mắt tiêu giảm nhưng cơ quan sinh sản lại phát triển.

- Một số sán đơn chủ kí sinh ở ếch, nhái, bò sát còn duy trì mắt, giác bám, mốc bám phát triển nhưng chúng không trao đổi vật chủ, sán song chủ trao đổi vật chủ.

- Sán dây: đầu sán chỉ là cơ quan bám rất chắc vào vật chủ, một số còn có tăng cường một số vòng sắc nhọn.

- Một số sán dây thích nghi hơn ruột hoàn toàn tiêu giảm, dinh dưỡng nhơ thấm thức ăn hoà tan qua thành cơ thể.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 31/07/2023