logo

Soạn Sinh 11 Bài 46 ngắn nhất trang 179, 180, 181: Cơ chế điều hòa sinh sản

Hướng dẫn Soạn Sinh 11 Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản bám sát nội dung SGK Sinh học 11 trang 179, 180, 181 theo chương trình SGK Sinh học 11. Tổng hợp lý thuyết Sinh 11 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.

Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản trang 179, 180, 181 SGK Sinh học 11


I. Cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng

1. Cơ chế điều hòa sinh tinh

Trả lời câu hỏi trang 179 SGK Sinh học 11

Nghiên cứu sơ đồ cơ chế điều hòa sinh tinh (hình 46.1) và trả lời các câu hỏi sau:

- Cho biết tên các hoocmôn kích thích sản sinh tinh trùng ở tinh hoàn.

- Từng hoocmôn đó ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh như thế nào?

Lời giải:

- Các hoocmôn kích thích sản sinh tinh trùng ở tinh hoàn là GnRH (vùng dưới đồi), FSH, LH (của tuyến yên) và testosteron (của tinh hoàn).

- Vai trò của các loại hooc môn đến quá trình sinh tinh:

Hooc môn

Vai trò

GnRH

Kích thích tuyến yên tiết FSH và LH

FSH

Kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.

LH

Kích thích tế bào kẽ (tế bào Lêiđich) sản xuất ra testostêrôn.

Testosteron

Ở nồng độ thấp kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.

Ở nồng độ cao, gây ức chế vùng dưới đồi, tuyến yên => giảm tiết GnRH, FSH, LH

2. Cơ chế điều hòa sinh trứng

Trả lời câu hỏi trang 180 SGK Sinh học 11

Nghiên cứu sơ đồ cơ chế điều hòa sinh trứng (hình 42.6)và trả lời các câu hỏi sau:

- Cho biết tên các hoocmôn ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng trứng.

- Từng hoocmôn đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng trứng như thế nào?

Lời giải:

- Các hoocmôn ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng trứng là: GnRH, FSH và LH; ostrogen; prôgestêrôn

- Vai trò của các loại hooc môn đến quá trình sinh trứng:

Hooc môn

Vai trò

GnRH

Kích thích tuyến yên tiết FSH và LH

FSH

Kích thích phát triển nang trứng (nang trứng bao gồm tế bào trứng và các tế bào hại bao quanh tế bào trứng, nang trứng sản xuất Ơstrôgen)

LH

Kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng

Progesteron và ostrogen

Ở nồng độ thấp kích thích niêm mạc dạ con phát triển (dày lên) chuẩn bị cho hợp tử làm tổ,

Ở nồng độ cao, gây ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH, LH.


II. Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng


Luyện tập

Trả lời câu hỏi 1 trang 181 SGK Sinh học 11

Hằng ngày, phụ nữ uống viên thuốc tránh thai (chứa prôgestêrôn hoặc prôgesterôn ơstrôgen ) dư có thể tránh được mang thai, tại sao?

Lời giải:

Hằng ngày phụ nữ uống viên thuốc tránh thai (chứa prôgestêron lổng hợp hoặc prôgestêron + estrôgen tổng hợp) có thể tránh thai vì:

Uống thuốc viên tránh thai hằng ngày làm cho nồng độ các hoocmôn này trong máu cao và do vậy gây ức chế lên tuyến yên và vàng dưới đồi làm giảm liết GnRH. FSH, LH. Do tuyến yên và vàng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng, giúp tránh được mang thai.

Trả lời câu hỏi 2 trang 181 SGK Sinh học 11 

Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH và testosterone có ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh hay không, tại sao?

Lời giải:

FSH kích Thích ống sinh tinh trùng, LH kích thích tế bào kẽ (tế bào Lêiđich) sản xuất ra tesiostêrôn. Testosteron kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng. Vì vậy, tăng hay giảm sản xuất hoocmôn FSH, ICSH sẽ làm thay đổi nồng độ testosterone, làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng.

Trả lời câu hỏi 3 trang 181 SGK Sinh học 11

Quá trình sản xuất hoocmôn FSH. LH, (estrogen và progesteron bị rối loạn có ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng hay không, tại sao?

Lời giải:

FSH. LH kích thích phát triển nang trứng, làm cho trứng chín và rụng. Rối loạn sản xuất Hoocmôn FSH, LH của tuyến yên làm rối loạn quá trình chín và rụng. Nồng độ progesteron và estrogen trong máu có tác dụng lên quá trình sản xuất hoocmôn FSH. LH của tuyến yên, vì vậy ảnh hưởng đến quá trình sản sinh trứng.

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sinh 11 Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản trong bộ SGK Sinh học 11. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 12/10/2022 - Cập nhật : 29/07/2023