logo

Soạn Sinh 11 Bài 44 ngắn nhất trang 171, 172, 173, 174: Sinh sản vô tính ở động vật

Hướng dẫn Soạn Sinh 11 Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật bám sát nội dung SGK Sinh học 11 trang 171, 172, 173, 174 theo chương trình SGK Sinh học 11. Tổng hợp lý thuyết Sinh 11 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.

Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật trang 171, 172, 173, 174 SGK Sinh học 11


I. Sinh sản vô tính ở động vật 

Trả lời câu hỏi trang 171 SGK Sinh học 11

- Cho ví dụ về một số động vật có sinh sản vô tính.

- Điền dấu X cho câu đúng nhất về khái niệm sinh sản vô tính ở động vật:

A – Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

B – Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra nhiều cá thể mới gần giống mình.

C – Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới có nhiều sai khác với mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

D – Sinh sản vô tính là kiểu sính ản có sự kết hợp giữa tinh trừng và trứng, tạo ra các cá thể mới giống mình.

Lời giải:

- Một số động vật có sinh sản vô tính: trùng roi, trùng đế giày, thủy tức, hải quỳ, ong,…

- Đáp án đúng về khái niệm sinh sản vô tính ở động vật: A – Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.


II. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

1. Phân đôi

2. Nảy chồi

3. Phân mảnh

4. Trinh sinh

Trả lời câu hỏi trang 173 SGK Sinh học 11

- Cho biết những điểm giống nhau và khác nhau giữa hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh.

-  Tại sao các cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cá thể mẹ ?

-  Dưới đây là các ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:

+ Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

+ Không có lợi trong trường hợp mặt độ quần thể thấp.

+ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định. Ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.

+ Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền. Vì vậy, động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện môi trường sống thay đổi.

+ Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.

+ Tạo ra số lượng lớn các con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.

+ Tạo ra số lượng lớn các con cháu trong một thời gian tương đối ngắn.

Hãy chọn và ghi lại các ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tinh vào mẫu dưới đây:

a) Ưu điểm của sinh sản vô tính:

1................................................

2................................................

3................................................

b) Hạn chế của sinh sản vô tính:

...............................................

Lời giải:

Những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức sinh sản vô tính: phân đôi, nẩy chồi, trinh sinh, phân mảnh

* Điểm giống nhau:

+ Từ một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể giống cá thể mẹ, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

+ Các hình thức sinh sản vô tính đều dựa trên nguyên phân để tạo ra thế hệ mới.

* Điểm khác nhau:

+ Phân đôi: dựa trên phân chia đơn giản chất tế bào và nhân (tạo ra các eo thắt để chia đều nhân và chất tế bào).

+ Trinh sinh: dựa trên phân chia tế bào trứng (không thụ tinh) theo kiểu nguyên phân nhiều lần tạo nên cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

+ Nảy chồi: dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo thành một chồi non. Sau đó, chồi con lách khỏi mẹ tạo thành cá thể mới.

+ Phân mảnh: dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể, qua phân bào nguyên nhiễm để tạo ra cơ thể mới.

- Các cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cá thể mẹ vì cơ thể mới tạo thành dựa trên quá trình phân bào liên tiếp theo kiểu nguyên phân.

a) Ưu điểm của sinh sản vô tính:

1. Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu, vì vậy có lợi trong từng hợp mật độ quần thể thấp.

2. Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền.

3. Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.

4 .Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.

b) Hạn chế của sinh sản vô tính:

Tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi. có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.


III. Ứng dụng

1. Nuôi mô sống

2. Nhân bản vô tính


Luyện tập

Trả lời câu hỏi 1 trang 174 SGK Sinh học 11

So sánh sinh sản vô tính ở thực vật và động vật

Lời giải:

- Giống nhau:

+ Sinh sản vô tính ở thực vật và động vật đều có cơ sở tế bào học là nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm ) vì vậy các cá thể mới được tạo ra giống nhau và giống hệt cơ thể gốc về mặt di truyền.

+ Không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái (không có sự tổ hợp lại vật chất di truyền.

- Khác nhau:        

Sinh sản vô tính ở động vật có hình thức trinh sinh: cơ thể mới được hình thành không phải từ một tế bào sinh dưỡng 2n mà từ một tế bào trứng 1n. Tế bào trứng (n) này không thụ tinh mà phát triển thành một cơ thể.

Trả lời câu hỏi 2 trang 174 SGK Sinh học 11

Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết, tại sao?

Lời giải:

Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết vì chúng có vật chất di truyền giống nhau.

Trả lời câu hỏi 3 trang 174 SGK Sinh học 11

Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận cơ thể.

Lời giải:

Tái sinh các hộ phận cơ thể (thằn lằn tái sinh được đuôi, khi đuôi bị đứt) không phải là sinh sản vô tính vì sinh sản vô tính tạo ra cơ thể mới.

-----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sinh 11 Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật trong bộ SGK Sinh học 11. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 12/10/2022 - Cập nhật : 29/07/2023