logo

Soạn Sinh 11 Bài 38 ngắn nhất trang 152, 153, 154: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Hướng dẫn Soạn Sinh 11 Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật bám sát nội dung SGK Sinh học 11 trang 152, 153, 154 theo chương trình SGK Sinh học 11. Tổng hợp lý thuyết Sinh 11 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.

Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật trang 152, 153, 154 SGK Sinh học 11


I. Nhân tố bên trong

1. Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống

Trả lời câu hỏi trang 152 SGK Sinh học 11

Quan sát hình 38.1 và cho biết:

- Tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống.

- Các hoocmôn đó do các tuyến nội tiết nào tiết ra.

Lời giải:

Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống.

Tên hoocmôn

Nơi tiết

Hoocmôn sinh trưởng Tuyến yên
Tirôxin Tuyến giáp
Ơstrôgen Buồng trứng
Testosteron Tinh hoàn

Trả lời câu hỏi trang 153 SGK Sinh học 11

Hình 38.2 minh họa 3 loại người: người bình thường, người bé nhỏ và người khổng lồ.

+ Hãy chỉ ra trường hợp nào là do tuyến yên sản xuất ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em?

+ Tại sao tuyến yên sản xuất ra quá ít hoặc quá nhiều hoócmôn sinh trưởng lại gây ra hậu quả như vậy?

- Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iôt thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?

- Tại sao gà trống con sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường: mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục,…?

Lời giải:

- Hình 38.2 minh họa 3 loại người: người bình thường, người bé nhỏ và người khổng lồ.

+ Vào giao đoạn trẻ em, tuyến yên tiết ít hoocmôn sinh trưởng → Người bé nhỏ.

+ Vào giai đoạn trẻ em, tuyến yên tiết ra quá nhiều hoocmôn sinh trưởng → Người khổng lồ.

+ Hoocmôn sinh trưởng kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin, kích thích phát triển xương (xương dài ra và to lên). Do đó, giai đoạn trẻ em đang lớn nếu hoocmôn sinh trưởng tiết ra ít hơn bình thường → giảm phân chia tế bào → giảm số lượng tế bào và kích thước tế bào → trẻ chậm lớn hoặc ngừng lớn. Còn ở giai đoạn trẻ em đang lớn nếu hoocmôn sinh trưởng tiết ra nhiều hơn bình thường → tăng phân chia tế bào → tăng nhanh số lượng tế bào và kích thước tế bào → trẻ có kích thước khổng lồ.

- Trong thức ăn và nước uống thiếu iôt thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp vì: Iốt là thành phần cấu tạo nên tirôxin, thiếu iốt dẫn đến thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hóa → giảm sinh nhiệt ở tế bào dẫn đến chịu lạnh kém. Thiếu iốt quá trình phân chia và lớn lên của tế bào bị giảm → số lượng tế bào ở não giảm → trí tuệ kém phát triển.

→ Cần bổ sung đầy đủ lượng iốt cần thiết cho cơ thể thông qua việc ăn muối iốt và các thực phẩm giàu iốt như cá biển, trứng, sữa,…

- Tinh hoàn là bộ phận sản sinh ra hoocmôn testostêron. Testostêron kích thích quá trình sinh trưởng và hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. Khi cắt bỏ tinh hoàn ở gà trống cong, hoócmôn này không tiết ra dẫn đến mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục,….

2. Các hoocmôn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống

Trả lời câu hỏi trang 154 SGK Sinh học 11

Nghiên cứu hình 38.3 về tác dụng sinh lí của ecđixơn và juvenin, giải thích nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân sâu bướm biến thành nhộng và bướm.

Lời giải:

- Tác dụng sinh lí của ecđixơn và juvenin:

+ Ecđixơn: gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

+ Juvenin: phối hợp với ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm, ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm.

- Nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân sâu bướm biến thành nhộng và bướm: Sâu bướm có thể lột xác nhiều lần là do tác dụng của ecđixơn, nhưng không thể biến đổi thành nhộng và bướm do tác dụng ức chế của juvenin. Khi nồng độ juvenin giảm đến mức không còn gây ức chế nữa thì ecđixơn biến đổi sâu thành nhộng và nhộng thành bướm.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi 1 trang 154 SGK Sinh học 11

Kể tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống.

Lời giải:

Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống là: tirôxin, testosterôn, ơstrôgen.

Trả lời câu hỏi 2 trang 154 SGK Sinh học 11

Kể tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng. 

Lời giải:

Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là juvenin và ecđisơn.

Trả lời câu hỏi 3 trang 154 SGK Sinh học 11

Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, hoocmôn nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh mẽ về thể chất và tâm sinh lí?

Lời giải:

- Vào thời kì dậy thì của nam. vùng dưới đồi thông qua tuyến yên kích thích tinh hoàn tăng cường sản xuất testosterone làm thay đổi mạnh thể chất và tâm sinh lí ở nam.

- Vào thời kì dậy thì ở nữ, vàng dưới đồi thông qua tuyến yên kích thích buồng trứng tăng cường tiết ơstrôgen làm thay đổi mạnh thể chất và tâm sinh lí ở nữ.

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sinh 11 Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật trong bộ SGK Sinh học 11. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 12/10/2022 - Cập nhật : 29/07/2023