logo

Soạn Sinh 11 Bài 35 ngắn nhất trang 139, 140, 141, 142: Hoocmôn thực vật

Hướng dẫn Soạn Sinh 11 Bài 35: Hoocmôn thực vật bám sát nội dung SGK Sinh học 11 trang 139, 140, 141, 142 theo chương trình SGK Sinh học 11. Tổng hợp lý thuyết Sinh 11 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.

Bài 35: Hoocmôn thực vật trang 139, 140, 141, 142 SGK Sinh học 11


I. Khái niệm


II. Hoocmôn kích thích

Trả lời câu hỏi trang 139 SGK Sinh học 11

1. Auxin

Quan sát hình 35.1 và nêu nhận xét về ảnh hưởng của auxin đến sự sinh trưởng của quả dâu tây.

Lời giải:

- Quan sát hình 35.1 ta thấy, hạt là nguồn cung cấp auxin (AIA) cho quả phát triển.

+ Quả được tạo ra do thụ tinh bình thường có kích thước quả lớn.

+ Quả bị loại bỏ hạt và xử lí AIA ngoại sinh có kích thước tương đương với quả tạo ra do thụ tinh bình thường.

+ Quả bị loại bỏ hạt và không xử lí AIA có kích thước quả nhỏ hơn rất nhiều so với quả tạo ra do thụ tinh bình thường.

→ Auxin (AIA) kích thích sinh trưởng làm tăng kích thích quả dâu tây.

2. Gibêrelin

Trả lời câu hỏi trang 140 SGK Sinh học 11

Quan sát hình 35.2 và trình bày tác động của gibêrelin đối với sinh trưởng của thân cây ngô lùn.

Lời giải:

Quan sát hình 35.2 ta thấy cây ngô lùn được xử lí bằng gibêrelin thân cây cao vượt trội so với cây ngô lùn đối chứng.

→ Gibêrelin kích thích sự sinh trưởng kéo dài của thân cây ngô lùn làm cho nó đạt kích thước bình thường của cây ngô.

3. Xitôkinin

Trả lời câu hỏi trang 140 SGK Sinh học 11

Quan sát hình 35.3 và cho nhận xét về vai trò của xitôkinin đối với sự hình thành chồi trong mô callus (trong nuôi cấy mô thực vật).

Lời giải:

Quan sát hình 35.3 ta thấy:

- Khi một mảnh mô mềm từ thân được nuôi trong môi ttrường thiếu xitôkinin, tế bào sinh trưởng rất mạnh nhưng không phân chia.

- Nếu thêm xitôkinin cùng với auxin thì tế bào phân chia.

- Chỉ riêng xitôkinin thì mô không sinh trưởng. Tỉ lệ của xitôkinin với auxin có tác dụng điều hòa sự phân hóa tế bào.

+ Khi nồng độ của 2 hoocmôn này ở mức nào đó, khối tế bào tiếp tục sinh trưởng nhưng nó vẫn là một cụm tế bào không phân hóa gọi là mô sẹo.

+ Nếu mức xitôkinin tăng lên, các mầm chồi sẽ phát triển từ mô sẹo.

+ Nếu tăng auxin rễ hình thành.

→ Xitôkinin hoạt hóa sự phân hóa phát sinh chồi trong nuôi cấy mô callus.


III. Hoocmôn ức chế

1. Êtilen

Trả lời câu hỏi trang 141 SGK Sinh học 11

Quan sát hình 35.4 và cho biết người ta xếp quả chín cùng với quả xanh để làm gì ?

Lời giải:

Người ta xếp quả chín cùng với quả xanh để quả cà chua chín giải phóng êtilen kích thích tăng nhanh quá trình chín của các quả cà chua xanh được xếp chung với nó (quả chín).

2. Axit abxixic (ABA/AAB)


IV. Tương quan hoocmôn thực vật


Luyện tập

Trả lời câu hỏi 1 trang 142 SGK Sinh học 11

Hoocmôn thực vật là gì?  Nêu các đặc điểm chung của chúng.

Lời giải:

Hoocmôn thực vật là các chât hữu cơ do thực vật tiết ra, có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.

Trả lời câu hỏi 2 trang 142 SGK Sinh học 11

Có mấy nhóm hoocmôn thực vật. Nêu tên các hoocmôn của mỗi nhóm và ví dụ về tác dụng của chúng.

Lời giải:

Hoocmôn thực vật được chia thành 2 nhóm:

+ Nhóm hoocmôn kích thích gồm AIA, GA, xitôkinin.

+ Nhóm hoocmôn ức chế gồm êtilen, axil abxixic,...

Trả lời câu hỏi 3 trang 142 SGK Sinh học 11

Nêu hai biện pháp sản xuất nông nghiệp có ứng dụng các hoocmôn thực vật?

Lời giải:

Chiết cành, nuôi cấy tế bào và mô thực vật trong công tác nhân giống sinh dưỡng.

Trả lời câu hỏi 4 trang 142 SGK Sinh học 11

Điều cần tránh trong việc ứng dụng hoocmôn thực vật là gì, tại sao?

Lời giải:

Không nên sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo vào các sản phẩm trực tiếp làm thức ăn. Các chất nhân tạo không có các enzim phân giải, tích lũy lại trong nông phẩm sẽ gây độc hại cho người và gia súc.

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sinh 11 Bài 35: Hoocmôn thực vật trong bộ SGK Sinh học 11. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 12/10/2022 - Cập nhật : 29/07/2023