logo

Soạn Sinh 11 Bài 28 ngắn nhất trang 114, 115, 116: Điện thế nghỉ

Hướng dẫn Soạn Sinh 11 Bài 28: Điện thế nghỉ bám sát nội dung SGK Sinh học 11 trang 114, 115, 116 theo chương trình SGK Sinh học 11. Tổng hợp lý thuyết Sinh 11 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.

Bài 28: Điện thế nghỉ trang 114, 115, 116 SGK Sinh học 11


I. Khái niệm điện thế nghỉ

Trả lời câu hỏi trang 114 SGK Sinh học 11

Quan sát hình 28.1 và cho biết cách đo điện thế nghỉ trên tế bào thần kinh mực ống.

Lời giải:

Sử dụng một máy đo điện thế cực nhạy để đo điện thế nghỉ của tế bào thần kinh. Đặt điện cực thứ nhất của máy đo điện thế lên mặt ngoài của màng tế bào, còn điện cực thứ hai thì đâm xuyên qua màng tế bào, đến tiếp xúc với tế bào chất (hình 28.1).


II. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ

Trả lời câu hỏi trang 115 SGK Sinh học 11

Nghiên cứu bảng 28 và hình 28.2, sau đó trả lời các câu hỏi sau:

- Ở bên trong tế bào, loại ion dương nào có nồng độ cao hơn và loại ion dương nào có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào?

- Loại ion dương nào đi qua màng tế bào và nằm sát lại mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong màng tích điện âm?

Lời giải:

- Ở bên trong tế bào, ion K+ có nồng độ cao hơn và ion Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào.

- Mặt ngoài màng tế bào tích điện dương là do: K+ khi đi qua màng ra ngoài, mang theo điện tích dương ra theo dẫn đến phía mặt trong màng trở nên âm. K+ đi ra bị lực hút trái dấu ở phía mặt Trong màng giữ lại nên không đi xa mà nằm lại sát ngay phía mặt ngoài màng làm cho mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong màng tích điện âm.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi 1 trang 116 SGK Sinh học 11

Điện thế nghỉ là gì ? Điện thế nghỉ được hình thành như thế nào?

Lời giải:

- Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương.

- Điện thế nghỉ được hình thành là do: bơm Na - K là các chất vận chuyển (bản chất là protein) có ở trên màng tế bào. Bơm này có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ. Hoạt động của bơm Na - K tiêu tốn năng lượng (hình 28.3).

Soạn Sinh 11 Bài 28 ngắn nhất trang 114, 115, 116: Điện thế nghỉ

Trả lời câu hỏi 2 trang 116 SGK Sinh học 11

Mặt ngoài của màng tế bào thần kinh ở trạng thái nghỉ ngơi (không hưng phấn) tích điện:

A. Dương

B. Trung bình

C. Âm

D. Hoạt động

Lời giải: B

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sinh 11 Bài 28: Điện thế nghỉ trong bộ SGK Sinh học 11. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 12/10/2022 - Cập nhật : 29/07/2023