logo

Soạn Sinh 11 Bài 26 ngắn nhất trang 107, 108, 109, 110: Cảm ứng ở động vật

Hướng dẫn Soạn Sinh 11 Bài 26: Cảm ứng ở động vật bám sát nội dung SGK Sinh học 11 trang 107, 108, 109, 110 theo chương trình SGK Sinh học 11. Tổng hợp lý thuyết Sinh 11 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.

Bài 26: Cảm ứng ở động vật trang 107, 108, 109, 110 SGK Sinh học 11


I. Khái niệm cảm ứng

Trả lời câu hỏi trang 107 SGK Sinh học 11

Một bạn lỡ chạm tay phải những chiếc gai nhọn và có phản ứng rụt tay lại. Hãy chỉ ra các tác nhân kích thích, bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin và bộ phận thực hiện phản ứng của hiện tượng trên.

Lời giải:

- Tác nhân kích thích là: gai nhọn.

- Bộ phận tiếp nhận kích thích là: thụ quan đau ở tay.

- Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin là: tủy sống.

- Bộ phận thực hiện phản ứng là: cơ tay.


II. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh

1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới

Trả lời câu hỏi trang 108 SGK Sinh học 11

Hãy cho biết con thủy tức sẽ phản ứng như thế nào khi ta dùng một chiếc kim nhọn châm vào thân nó?

Phản ứng của thủy tức có phải là phản xạ không ? Tại sao ?

Lời giải:

- Con thủy tức sẽ phản ứng co toàn thân khi ta dùng một chiếc kim nhọn châm vào thân nó.

- Phản ứng của thủy tức là phản xạ vì phản ứng của thủy tức do hệ thần kinh (các tế bào thần kinh trong hệ thần kinh mạng lưới) điều khiển

2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

Trả lời câu hỏi trang 109 SGK Sinh học 11

Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ (như co một chân) khi bị kích thích?

Lời giải:

Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ (như co một chân) khi bị kích thích vì:

Các tế bào thần kinh tập trung lại thành các hạch thần kinh. Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển hoạt động của một vùng xác định của cơ thể.

Trả lời câu hỏi trang 110 SGK Sinh học 11

Đánh dấu X vào vuông cho ý KHÔNG ĐÚNG về ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

  A – Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh của động vật tăng lên.
  B – Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau và hình thành nhiều mối liên hệ với nhau nên khả năng phối hợp hoạt động giữa chúng được tăng cường.
  C – Nhờ các hạch thần kinh liên hệ với nhau nên khi kích thích nhẹ tại một điểm thì gây ra phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng.
  D – Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng so với hệ thần kinh dạng lưới.

Lời giải:

Ý không đúng là:

C – Nhờ các hạch thần kinh liên hệ với nhau nên khi kích thích nhẹ tại một điểm thì gây ra phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng.

Vì mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển hoạt động của một vùng xác định của cơ thể nên khi bị kích thích chỉ một phần cơ thể trả lời lại.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi 1 trang 110 SGK Sinh học 11

Cảm ứng là gì? Cho một vài ví dụ về cảm ứng.

Lời giải:

Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Thí dụ: Trùng giày bơi tới chỗ có nhiều ôxi. Trùng biến hình thu chân giả để tránh ánh sáng chói.

Trả lời câu hỏi 2 trang 110 SGK Sinh học 11

Khi kích thích một điểm trên cơ thể, động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng. Tại sao ?

Lời giải:

Khi kích thích một điểm trên cơ thể xung thần kinh sẽ lan nhanh ra khắp mạng lưới thần kinh làm cho động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng toàn thân. Do co toàn bộ cơ thể nên (dù bị kích thích 1 điểm) nên tiêu phí nhiều năng lượng.

Trả lời câu hỏi 3 trang 110 SGK Sinh học 11

Kể tên bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận phân tích tổng hợp thông tin và bộ phận thực hiện của cung phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

Lời giải:

Cung phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm:

- Bộ phận tiếp nhận kích thích là các giác quan.

- Bộ phận phân tích tổng hợp thông tin là hạch não.

- Bộ phận thực hiện là cơ.

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sinh 11 Bài 26: Cảm ứng ở động vật trong bộ SGK Sinh học 11. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 12/10/2022 - Cập nhật : 29/07/2023