logo

Soạn Sinh 11 Bài 19 ngắn nhất trang 81, 82, 83, 84, 85: Tuần hoàn máu (tiếp theo)

Hướng dẫn Soạn Sinh 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) bám sát nội dung SGK Sinh học 11 trang 81, 82, 83, 84, 85 theo chương trình SGK Sinh học 11. Tổng hợp lý thuyết Sinh 11 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.

Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) trang 81, 82, 83, 84, 85 SGK Sinh học 11

I. Hoạt động của tim

1. Tính tự động của tim

Trả lời câu hỏi trang 82 SGK Sinh học 11

Nghiên cứu bảng 19.1 và trả lời các câu hỏi dưới đây

- Cho biết mối liên quan giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể.

- Tại sao có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật?

Lời giải:

- Quan sát bảng 19.1 ta thầy: những loài động vật có khối lượng càng lớn thì nhịp tim càng chậm và người lại (hay nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể).

- Sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật này do: những loài động vật có kích thước càng nhỏ thì tốc độ trao đổi chất và năng lượng càng nhanh do đó nhu cầu oxi cao và ngược lại.

2. Chu kì hoạt động của tim

II. Cấu trúc của hệ mạch

Trả lời câu hỏi trang 83 SGK Sinh học 11

Quan sát hình 19.4. sau đó trả lời các câu hỏi sau:

- Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch?

- So sánh tổng tiết diện của các loại mạch.

- Cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch

Lời giải:

Trong hệ mạch, vận tốc máu giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch. Vận tốc máu thấp nhất ở mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.

Trong hệ mạch, tổng tiết diện tăng dần từ động mạch chủ tới tiểu động mạch. Tổng tiết diện lớn nhất ở mao mạch. Trong tĩnh mạch tổng tiết diện giảm giần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.

Tốc độ máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện tăng dần nên tốc độ máu giảm dần. Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên máu chảy tốc độ chậm nhất. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện giảm dần nên tốc độ máu tăng dần.

Trả lời câu hỏi trang 84 SGK Sinh học 11

Nghiên cứu hình 19.3 và bảng 19.2, sau đó mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao có sự biến động đó (dựa vào ma sát của dịch lỏng chảy trong ống)

Lời giải:

Trong hệ mạch từ động mạch chủ đến tĩnh mạch chủ thì huyết áp giảm dần. Huyết áp giảm dần là do càng xa tim và ma sát của máu với thành mạch, ma sát của các phần tử máu đối với nhau khi chảy trong mạch máu.

III. Huyết áp

Trả lời câu hỏi trang 85 SGK Sinh học 11

- Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm?

- Tại sao khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm?

Lời giải:

- Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm do: Khi tim đập nhanh và mạnh làm đẩy một lượng lớn máu vào động mạch đồng thời tạo một áp lực lớn tác dụng lên thành mạch làm huyết áp tăng. Ngược lại, khi tam đập chậm và yếu đẩy một lượng máu ít hơn vào động mạch, đồng thời tạo một áp lực yếu hơn tác động vào thành mạch làm huyết áp giảm.

- Khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm vì khối lượng máu giảm lám áp lực máu lên thành mạch giảm.

IV. Vận tốc máu

Luyện tập

Trả lời câu hỏi 1 trang 85 SGK Sinh học 11

Tại sao tim tách rời cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng?

Lời giải:

Tim tách rời cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng nhờ:

- Cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxi và nhiệt độ thích hợp.

- Hệ dẫn truyền tim giúp tim co dãn tự động theo chu kì.

Trả lời câu hỏi 2 trang 85 SGK Sinh học 11

Vẽ và chú thích hệ dẫn truyền tim ?

Lời giải:

Soạn Sinh 11 Bài 19 ngắn nhất trang 81, 82, 83, 84, 85: Tuần hoàn máu (tiếp theo)

Trả lời câu hỏi 3 trang 85 SGK Sinh học 11

Tại sao huyết úp lại giảm dần trong hệ mạch?

Lời giải:

Huyết áp giảm dần trong hệ mạch (từ động mạch chủ → động mạch lớn → tiểu động mạch → tĩnh mạch chủ) là do càng ra xa tim áp lực máu (do tim co bóp đẩy máu) tác dụng lên thành mạch càng giảm.

Trả lời câu hỏi 4 trang 85 SGK Sinh học 11

Giải thích sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch.

Lời giải:

Sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch là do tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch của mỗi loại mạch khác nhau.

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sinh 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) trong bộ SGK Sinh học 11. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 12/10/2022 - Cập nhật : 29/07/2023