logo

Soạn Sinh 11 Bài 15 ngắn nhất trang 61, 62, 63, 64, 65, 66: Tiêu hóa ở động vật

Hướng dẫn Soạn Sinh 11 Bài 15: Tiêu hóa ở động vật bám sát nội dung SGK Sinh học 11 trang 61, 62, 63, 64, 65, 66 theo chương trình SGK Sinh học 11. Tổng hợp lý thuyết Sinh 11 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.

Bài 15: Tiêu hóa ở động vật trang 61, 62, 63, 64, 65, 66 SGK Sinh học 11

I. Tiêu hóa là gì?

Trả lời câu hỏi trang 61 SGK Sinh học 11

Đánh dấu x vào ô □ cho câu trả lời đúng về khái niệm tiêu hóa:

□ A - Tiêu hóa là quá trình làm thay đổi thức ăn thành các chất hữu cơ

□ B - Tiêu hóa là quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể.

□ C - Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng.

□ D - Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp

Lời giải:

Đáp án D

Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

II. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa

Trả lời câu hỏi trang 63 SGK Sinh học 11

Dưới đây là các giai đoạn của quá trình tiêu hóa thức ăn ở trùng giày:

1. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không được tiêu hóa trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.

2. Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hóa. Các enzim của lizôxôm vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.

3. Lizoxom gắn vào không bào tiêu hóa. Các enzim của lizoxom vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.

Đánh dấu x vào ô □ cho câu trả lời đúng về trình tự các giai đoạn của quá trình tiêu hóa nội bào:

  1 → 2 → 3.
  2 → 3 → 1.
  2 → 1 → 3.
  3 → 2 → 1.

Lời giải:

Trình tự các giai đoạn của quá trình tiêu hóa nội bào:

X 2 → 3 → 1

III. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa

Trả lời câu hỏi trang 64 SGK Sinh học 11

- Hãy mô tả quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa.

- Tại sao trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào?

Lời giải:

- Quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa:

Túi tiêu hóa có hình túi và được tạo thành từ nhiều tế bào. Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất ra bên ngoài. Lỗ thông vừa làm chức năng của miệng vừa làm chức năng của hậu môn, nghĩa là thức ăn đi qua lỗ thông để vào túi tiêu hóa, đồng thời các chất thải cũng đi qua lỗ thông đó ra ngoài.

Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến. Các tế bào này tiết enzim tiêu hóa vào lòng ống tiêu hóa.

Ở túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào (tiêu hóa trong lòng túi tiêu hóa, bên ngoài tế bào) và tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong các tế bào trên thành túi tiêu hóa).

- Trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào để trở thành dạng các chất hữu cơ đơn giản để cơ thể có thể sử dụng được.

IV. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa

Trả lời câu hỏi trang 65 SGK Sinh học 11

- Hãy kể tên các bộ phận của ống tiêu hóa ở người?

- Điền vào bảng 15 quá trình tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người (trả lời bằng cách đánh dấu X vào các cột tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học).

Lời giải:

- Các bộ phận của ống tiêu hóa ở người: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.

Soạn Sinh 11 Bài 15 ngắn nhất trang 61, 62, 63, 64, 65, 66: Tiêu hóa ở động vật

Trả lời câu hỏi trang 66 SGK Sinh học 11

Ống tiêu hóa của một số động vật như giun đất, châu chấu, chim có bộ phận nào khác với ống tiêu hóa của người? Các bộ phận đó có chức năng gì?

Lời giải:

Ở ống tiêu hóa của một số động vật như giun đát, châu chấu, chim khác với ống tiêu hóa của người do có thêm các bộ phận là diều, dạ dày cơ (ở chim). Diều là nơi chứa thức ăn và tiết ra các dịch làm mềm thức ăn. Dạ dày cơ rất khỏe có chức năng nghiền nát thức ăn dạng hạt.

Luyện tập

Trả lời câu hỏi 1 trang 66 SGK Sinh học 11

Cho biết sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào.

Lời giải:

+ Tiêu hóa nội bào là tiêu hóa thức ăn ở bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim:

+ Tiêu hóa ngoại bào là tiêu hóa thức ăn bên ngoài tế bào. Thức ăn có thể được tiêu hóa hóa học trong túi tiêu hóa hoặc được tiêu hóa cả về mặt cơ học và hóa học trong ống tiêu hóa.

Trả lời câu hỏi 2 trang 66 SGK Sinh học 11

Ống tiêu hóa phân hóa thành những bộ phận khác nhau có tác dụng gì?

Lời giải:

Ông tiêu hóa phân hóa thành những bộ phận khác nhau có tác dụng làm tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn.

Trả lời câu hỏi 3 trang 66 SGK Sinh học 11

Tại sao lại nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào?

Lời giải:

Nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào vì thức ăn được tiêu hóa trong lòng ống tiêu hóa, bên ngoài tế bào.  

Trả lời câu hỏi 4 trang 66 SGK Sinh học 11

Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa?

Lời giải:

Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa là:

- Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân); thức ăn trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn với chất thải.

- Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng, còn trong túi tiêu hóa, y dịch tiêu hóa bị hòa loãng với rất nhiều nước.

Nhờ thức ăn đi theo một chiều, nên ống tiêu hóa hình thành các bộ phận chuyển hóa, thực hiện các chức năng khác nhau như tiêu hóa cơ học, tiêu hóa hóa học. Hấp thụ thức ăn trong khi đó, túi tiêu hóa không có sự chuyển hóa như trong ống tiêu hóa.

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sinh 11 Bài 15: Tiêu hóa ở động vật trong bộ SGK Sinh học 11. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 11/10/2022 - Cập nhật : 29/07/2023