logo

[Sách mới] Soạn Sinh 10 bài 21 CTST: Công nghệ tế bào

Hướng dẫn Soạn Sinh 10 Bài 21: Công nghệ tế bào ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Sinh học 10 trang 98, 99, 100, 101, 102, 103 bộ Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Mời bạn đọc tham khảo!

Bài 21: Công nghệ tế bào trang 98, 99, 100, 101, 102, 103 Sinh 10 Chân trời sáng tạo

>>> Xem thêm: Lý thuyết Sinh 10 Bài 21 ngắn nhất Chân trời sáng tạo: Công nghệ tế bào


Yêu cầu cần đạt

- Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ và một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật. 

- Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ và một số thành tựu của công nghệ tế bào động vật.

Câu hỏi trang 98 SGK Sinh học 10

Mở đầu 

Các phương pháp lai tạo giống vật nuôi và cây trồng truyền thông tạo ra các cá thể con mang những đặc tính di truyền giống bố mẹ và những đặc điểm sai khác so với bố mẹ. Vậy, để tạo ra hàng loạt cây trồng từ một phần cơ thể (mô hoặc tế bào) và mang đặc điểm giống hệt cơ thể bố. mẹ thì người ta thường dùng phương pháp nào? lại sao?

Lời giải: 

Người ta sử dụng công nghệ tế bào để nhân bản vô tính vật nuôi, cây trồng. Tại vì phương pháp này dựa trên tính toàn năng của tế bào, nguyên lý phân chia và biệt hóa của tế bào để tạo ra sản phẩm là các dòng tế bào, cơ quan, cơ thể với số lượng lớn.


I. Công nghệ tế bào


1. Khái niệm công nghệ tế bào

Câu 1: Quan sát Hình 21.1 và 21.2 hãy cho biết thế nào là công nghệ tế bào.

Soạn Sinh 10 bài 21 CTST: Công nghệ tế bào

Lời giải: 

Công nghệ tế bào là quy trình kĩ thuật ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

Luyện tập: 

Nêu những thành tựu của công nghệ tế bào mà em biết.

Lời giải: 

Nhân bản vô tính cừu Dolly, nhân giống các loại cây dược liệu quý, các giống cây ăn quả tốt và các loại cây cảnh có giá trị cao.


2. Nguyên lí của công nghệ tế bào

Câu hỏi trang 99 SGK Sinh học 10

Câu 2: Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào là gì?

Câu 3: Quan sát Hình 21.2 và 21.3, cho biết nguyên lí để thực hiện công nghệ tế bào là gì.

Câu 4: Quan sát Hình 21.3 và 21.4, cho biết tính toàn năng của tế bào là gì. Tính toàn năng của tế bào thực vật và động vật giống hay khác nhau?

Soạn Sinh 10 bài 21 CTST: Công nghệ tế bào
Soạn Sinh 10 bài 21 CTST: Công nghệ tế bào

Lời giải: 

Câu 2: Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào là dựa trên tính toàn năng của tế bào, khả năng biệt hoá và phản biệt hoá, khả năng phân chia và điều khiển sự biệt hoá bằng thành phần môi trường, trong đó quan trọng nhất là hormone sinh trưởng.

Câu 3: 

Công nghệ tế bào dựa trên nguyên lí về tính toàn năng của tế bào, khả năng biệt hoá và phản biệt hoá của tế bào.

Câu 4: 

- Tính toàn năng là khả năng biệt hoá và phản (giải) biệt hoá của một tế bào thành những loại tế bào khác nhau trong cơ thể.

- Tính toàn năng của tế bào thực vật và động vật khác nhau. Một tế bào bất kì của thực vật đều có khả năng biệt hóa, còn một tế bào động vật có khả năng biệt hóa hoặc phản biệt hóa.


II. Công nghệ tế bào thực vật

Câu hỏi trang 100 SGK Sinh học 10

Câu 5: Hãy cho biết mô sẹo có thể phát triển thành bộ phận nào của cây con?

Câu 6: Trình bày tóm tắt quy trình thực hiện nhân giống cây trồng bằng công nghệ tế bào thực vật.

Lời giải: 

Câu 5: 

Mô sẹo có thể phát triển thành tất cả các bộ phận của cây con để tạo thành cây con hoàn chỉnh.

Câu 6: 

Quy trình thực hiện nhân giống cây trồng bằng công nghệ tế bào thực vật:

+ Tách và nuôi cấy mô phân sinh.

+ Nuôi cấy mô sẹo thành cơ thể mới.

+ Nuôi trồng các cây con ở môi trường thực địa.


III. Công nghệ tế bào động vật


1. Công nghệ tế bào động vật

Câu hỏi trang 101 SGK Sinh học 10

Câu 7: Quan sát Hình 21.6 và trình bày quy trình thực hiện nhân bản vô tính vật nuôi.

Soạn Sinh 10 bài 21 CTST: Công nghệ tế bào

Câu 8: Quan sát Hình 21.7 và cho biết thế nào là cấy truyền phôi động vật.

Câu 9: Trình bày sơ đồ quy trình cấy truyền phôi động vật.

Lời giải: 

Câu 7: 

Quy trình thực hiện nhân bản vô tính vật nuôi (các cơ thể tham gia trong quá trình là cùng loài):

+ Xử lý các tế bào thực hiện nhân bản vô tính.

+ Dung hợp tế bào.

+ Nuôi cấy tế bào lai.

+ Tạo cơ thể mới.

Câu 8: 

Công nghệ cấy truyền phôi bò là một quá trình nuôi cấy và đưa phôi được tạo ra từ cơ thể bò mẹ này (bò cho phôi) vào cơ thể bò mẹ khác (bò nhận phôi) để tạo thành cá thể bò mới.

Câu 9:

Bước 1: Tách lấy phôi từ động vật cho phôi

Bước 2: Sử dụng các biện pháp để tác động vào phôi đó trước khi cho vào tế bào nhận

Bước 3: Cấy phôi đã chịu tác động ở bước 2 bào tử cung của các động vật nhận phôi để các động vật này mang thai và sinh con.


2. Một số thành tựu của công nghệ tế bào động vật

Câu hỏi trang 102 SGK Sinh học 10

Trong thực tế, đã có những thành tựu công nghệ tế bào động vật nào được đưa vào ứng dụng và sản xuất?

Lời giải: 

Những thành tựu công nghệ tế bào động vật nào được đưa vào ứng dụng và sản xuất:

- Ghép da của bệnh nhân bị tổn thương da do bỏng từ một phần da ở chân, tay.

- Ghép nội tạng từ mô nội tạng lợn.

- Sản xuất trứng có khả năng chữa bệnh Wolman từ gà chuyển gene, chữa bệnh suy giảm antithrombin alfa từ dê chuyển gene,...


BÀI TẬP

Câu 1: Vì sao tính toàn năng của tế bào là cơ sở để thực hiện công nghệ tế bào?

Câu 2: Hãy phân tích các bước thực hiện quy trình nhân giống bằng công nghệ tế bào thực vật ở cà rốt và nhân bản cừu Dolly bằng công nghệ tế bào động vật.

Câu 3: Sưu tầm hình ảnh và thông tin trên sách, báo,... về các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật (như nuôi cấy hạt phấn, dung hợp tế bào trần...) và chia sẻ với bạn.

Câu 4: Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi ở động vật có những đặc điểm gì giống và khác nhau.

Lời giải: 

Câu 1: 

Tính toàn năng của tế bào là cơ sở để thực hiện công nghệ tế bào vì dựa vào tính toàn năng, công nghệ tế bào có thể sản xuất ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với số lượng lớn một cách nhanh chóng.

Câu 2:  

Quy trình thực hiện nhân giống cây trồng bằng công nghệ tế bào thực vật:

+ Tách và nuôi cấy mô phân sinh: Tách mô phân sinh (từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ các tế bào lá non) rồi nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặc trong ống nghiệm để các tế bào của mô phân sinh phân chia tạo ra các mô sẹo.

+ Nuôi cấy mô sẹo thành cơ thể mới: Chuyển mô sẹo sang nuôi cấy tiếp tục trong ống nghiệm khác chứa môi trường dinh dưỡng đặc và bổ sung hormone sinh trưởng phù hợp để kích thích chúng phân hoá thành cây con hoàn chỉnh.

+ Nuôi trồng các cây con: Các cây non được chuyển sang trồng trong các bầu đất ở điều kiện vườn ươm trước khi mang trồng ngoài thực địa.

Quy trình thực hiện nhân bản vô tính cừu:

+ Xử lý các tế bào: Lấy nhân từ tế bào tuyến vú của cừu A và loại nhân từ tế bào trứng của cừu B.

+ Dung hợp tế bào: Đưa nhân của tế bào tuyến vú của cừu A vào tế bào đã loại nhân từ tế bào trứng của cừu B để tạo tế bào lai.

+ Nuôi cấy tế bào lai: Nuôi các tế bào lai ở môi trường có dinh dưỡng và nhiệt độ thích hợp để tạo ra phôi.

+ Tạo cơ thể mới: Chuyển phôi vào cừu C để phôi được phát triển thành cơ thể cừu mới.

Câu 3: 

Em có thể tìm kiếm các thông tin và hình ảnh về các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật trên sách bào, internet,...

Câu 4:

Soạn Sinh 10 bài 21 CTST: Công nghệ tế bào

>>> Xem thêm: Soạn Sinh 10 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sinh 10 Bài 21: Công nghệ tế bào trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/09/2022 - Cập nhật : 25/09/2022