logo

Soạn sinh 10 Bài 20 ngắn nhất: Thực hành. Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành

Soạn sinh 10 Bài 20 ngắn nhất: Thực hành. Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 20. Thực hành. Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành trong sách giáo khoa Sinh học 10. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Học sinh phải xác định được các kỳ khác nhau của nguyên phân dưới kính hiển vi.

- Vẽ được các tế bào ở các kỳ của nguyên phân quan sát được dưới kính hiển vi.


Hướng dẫn Soạn Sinh 10 Bài 20 ngắn nhất

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Cách tiến hành:

- Đặt tiêu bản cố định lên kính hiển vi và điều chỉnh sao cho vùng có mẫu vật (rễ hành) vào giữa hiển vi trường, nơi có nguồn sáng tập trung.

- Quan sát toàn bộ lát cắt dọc rễ hành từ đầu nọ đến đầu kia dưới vật kính X 10 để sơ bộ xác định vùng rễ có nhiều tế bào đang phân chia.

- Chỉnh vùng có nhiều tế bào đang phân chia vào chính giữa hiển vi trường và chuyển sang quan sát dưới vật kính x40.

Vẽ tế bào ờ một số kì khác nhau quan sát được trên tiêu bản vào vở.

2. Thu kết quả: Nhận biết các kì của quá trình nguyên phân:

- Kì đầu:

+ NST kép co ngắn, đóng xoắn

+ Màng nhân, nhân con biến mất

+ Trung tử tiến về hai cực của tế bào, thoi tơ vô sắc dần hình thành

- Kì giữa:

+ Thoi tơ vô sắc hình thành

+ NST kép tập trung thành một hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Kì sau:

+ Hai cromatit của NST kép tách nhau ở tâm động, dần di chuyển về 2 cực của tế bào

- Kì cuối:

+ NST đơn dãn xoắn

+ Màng nhân, nhân con xuất hiện

3. Giải thích: Tại sao cùng một kì nào đó của nguyên phân trên tiêu bản lại có thể trông rất khác nhau?

Vì mặc dù cùng là 1 kì của quá trình nguyên phân nhưng trên các tiêu bản vẫn có sự khác biệt là do:

- Góc độ quan sát khác nhau (nhìn chính diện hay góc nghiêng của NST)

- Mỗi kì đều diễn ra trong một khoảng thời gian. Vì vậy, khi làm tiêu bản ta có thể bắt được những hình ảnh ở những thời điểm khác nhau của cùng một kì.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 20. Thực hành. Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành trong SGK Sinh học 10. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021