logo

Soạn sinh 10 Bài 18 ngắn nhất: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân

Soạn sinh 10 Bài 18 ngắn nhất: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phânSoạn sinh 10 Bài 18 ngắn nhất: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 18. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân trong sách giáo khoa Sinh học 10. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Học sinh phải nêu được chu kỳ tế bào, mô tả được các giai đoạn khác nhau của chu kỳ tế bào.

- Trình bày được các kỳ của nguyên phân và ý nghĩa của quá trình nguyên phân.

- Học sinh phải nêu được chu kỳ tế bào, mô tả được các giai đoạn khác nhau của chu kỳ tế bào.

- Trình bày được các kỳ của nguyên phân và ý nghĩa của quá trình nguyên phân.


Hướng dẫn Soạn Sinh 10 Bài 18 ngắn nhất

Câu hỏi trang 74 Sinh 10 Bài 18 ngắn nhất: 

Dựa vào hình 18.2, hãy giải thích do đâu nguyên phân lại có thể tạo ra được 2 tế bào con có bộ NST giống y hệt tế bào mẹ.

Trả lời:

Nguyên phân có thể tạo ra được 2 tế bào con có bộ NST giống y hệt tế bào mẹ do ADN tự nhân đôi (ở pha S của kì trung gian) và sự phân li đồng đều các nhiễm sắc tử tại tâm động của NST kép (mà NST kép có 2 chiếc NST đơn cùng nguồn gốc đính với nhau tại tâm động) về 2 cực của tế bào (kì sau).

Bài 1 trang 75 Sinh 10 Bài 18 ngắn nhất:

Chu trình tế bào gồm những giai đoạn nào, nêu ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào.

Trả lời:

- Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. Trình tự này bao gồm hai giai đoạn được gọi là kì trung gian và các kì của nguyên phân.

+ Kì trung gian được chia thành các pha nhỏ là G1, S và G2. Ngay sau khi vừa mới phân chia xong, tế bào bước vào giai đoạn được gọi là G1.

+ Quá trình phân bào: gồm phân chia nhân (kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối); phân chia tế bào chất

- Ý nghĩa của điều hòa chu kì tế bào: Trong cơ thể đa bào, sự phối hợp giữa các tế bào là đặc biệt cần thiết để duy trì sự tồn tại bình thường của cơ thể.

Bài 2 trang 75 Sinh 10 Bài 18 ngắn nhất:

Tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau?

Trả lời:

Các NST phải xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau là để thu gọn lại (tránh sự cồng kềnh), dễ di chuyển trong quá trình phân bào, tránh bị đứt gãy khi tách nhau về 2 cực.

Bài 3 trang 75 Sinh 10 Bài 18 ngắn nhất:

Điều gì sẽ xảy ra nếu kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy?

Trả lời:

Nếu ở kì giữa của nguyên phân mà các thoi vô sắc bị phá hủy thì sẽ tạo ra các tế bào tứ bội (vì ở kì giữa các NST đã được nhân đôi thành 4n).

Bài 4 trang 75 Sinh 10 Bài 18 ngắn nhất:

Nêu ý nghĩa của nguyên phân.

Trả lời:

- Đối với các sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản.

- Đối với các cơ thể sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, nguyên phân cũng đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể tái sinh những mô hoặc các cơ quan bị tổn thương, ở các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ.


Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 10 Bài 18 hay nhất

MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

Câu 1. Chu kì tế bào có giống nhau ở tất cả những loại tế bào không? Cho VD.

Câu 2. Quá trình phân chia nhân diễn ra như thế nào?

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 31/07/2023