logo

Soạn sinh 10 Bài 10 ngắn nhất: Tế bào nhân thực (tiếp theo)

Soạn sinh 10 Bài 10 ngắn nhất: Tế bào nhân thực (tiếp theo)

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 10. Tế bào nhân thực (tiếp theo) trong sách giáo khoa Sinh học 10. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Phân biệt được tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực; tế bào thực vật với tế bào động vật.

- Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào, các bào quan (ribôxôm, ti thể, lạp thể, lưới nội chất...), tế bào chất, màng sinh chất.


Hướng dẫn Soạn Sinh 10 Bài 10 ngắn nhất

Câu hỏi trang 46 Sinh 10 Bài 10 ngắn nhất: 

Tại sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận lại có thể biết các cơ quan lạ và đào thải các cơ quan lạ đó?

Trả lời:

Trên màng sinh chất có các gai glycoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy các tế bào có thể nhận ra các tế bào lạ khi được ghép vào và đào thải chúng.

Bài 1 trang 46 Sinh 10 Bài 10 ngắn nhất:

Nêu cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào.

Trả lời:

- Cấu trúc khung xương tế bào: Khung xương tế bào được tạo thành từ các vi ông, vi sợi và vi trung gian. Sợi trung gian là các sợi prôtêin đặc và cũng được cấu tạo từ các đơn phân.

- Chức năng: Khung xương tế bào có chức năng như một giá đỡ cơ học cho tế bào và nó tạo cho tế bào động vật có được hình dạng nhất định. Ngoài ra, khung xương tế bào cũng là nơi neo đậu của các bào quan và còn giúp tế bào di chuyển.

Bài 2 trang 46 Sinh 10 Bài 10 ngắn nhất:

Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất.

Trả lời:

- Cấu trúc của màng sinh chất: Màng sinh chất được cấu tạo từ hai thành phần chính là phôtpholipit. Ngoài ra, ở các tế bào động vật và người màng sinh chất còn được bổ sung thêm nhiều phân tử colestêron có tác dụng làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài. Màng sinh chất có thể coi như bộ mặt của tế bào và các thành phần như prôtêin, lipôprôtêin và glicôprôtêin làm nhiệm vụ như các giác quan (thụ thể), cửa ngõ và những dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào.

- Chức năng của màng sinh chất:

+ Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc: Lớp phôtpholipit chi cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ (không phân cực) đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra và vào được tế bào. Với đặc tính chỉ cho một số chất nhất định ra vào tế bào bên ngoài, ta thường nói màng sinh chất cho tính bán thấm.

+ Màng sinh chất còn có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Tế bào là một hệ mở nên nó luôn phải thu nhận các thông tin lí hóa học từ bên ngoài và phải trả lời được những kích thích của điều kiện ngoại cảnh.

+ Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, mà các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết ra nhau và nhận biết được các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).

Bài 3 trang 46 Sinh 10 Bài 10 ngắn nhất:

Phân biệt thành tế bào thực vật với thành tế bào của vi khuẩn.

Trả lời:

Bên ngoài màng sinh chất của tế bào thực vật còn có thành tế bào.

- Thành tế bào thực vật được cấu tạo chủ yếu bằng xelulôzơ.

- Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ peptiđôglican.

Bài 4 trang 46 Sinh 10 Bài 10 ngắn nhất:

Chất nền ngoại bào là gì? Nêu chức năng của chất nền ngoại bào.

Trả lời:

- Cấu trúc của chất nền ngoại bào: Chất nền ngoại bào của tế bào người và động vật bao bên ngoài màng sinh chất. Chất nền ngoại bào được cấu tạo chủ yếu từ các loại sợi glicôprôtêin (prôtêin liên kết với cacbohiđrat) kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau.

- Chức năng của chất nền ngoại bào: chất nền ngoại bào có nhiệm vụ giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin.


Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 10 Bài 10 hay nhất

MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

Câu 1. Tại sao tế bào thực vật có cấu trúc dai và chắc?

Câu 2. Tại sao cơ thể chúng ta lại được cấu tạo từ rất nhiều tế bào nhỏ mà không phải từ một số tế bào có kích thước lớn?

Câu 3. Kích thước nhỏ của tế bào có ý nghĩa như thế nào?

Câu 4. Tại sao tế bào bạch cầu có thể thay đổi hình dạng mạnh mẽ mà không làm đứt tế bào?

Câu 5. Tại sao khi tiến hành ghép các mô, cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể lại xảy ra hiện tượng đào thải?

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 31/07/2023