logo

Soạn sinh 10 Bài 13 ngắn nhất: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất

Soạn sinh 10 Bài 13 ngắn nhất: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 13. Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất trong sách giáo khoa Sinh học 10. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Trình bày được sự chuyển hoá vật trong tế bào

- Phân biệt được thế năng và động năng, đồng thời đưa ra được các ví dụ minh họa.

- Mô tả được quá trình chuyển hoá năng lượng.

- Mô tả được cấu trúc và chức năng của ATP.


Hướng dẫn Soạn Sinh 10 Bài 13 ngắn nhất

Câu hỏi trang 53 Sinh 10 Bài 13 ngắn nhất: 

Nêu ví dụ về các dạng năng lượng trong tế bào.

Trả lời:

Trong tế bào năng lượng tồn tại ở các dạng như:

- Nhiệt năng.

- Hóa năng: Tích trữ trong các liên kết hóa học.

- Điện năng: Trong các xung thần kinh.

Dạng chủ yếu của năng lượng trong tế bào là hóa năng.

Bài 1 trang 56 Sinh 10 Bài 13 ngắn nhất:

Thế nào là năng lượng?

Trả lời:

Năng lượng được định nghĩa là khả năng sinh năng lượng.

Bài 2 trang 56 Sinh 10 Bài 13 ngắn nhất:

Năng lượng được tích trữ trong tế bào dưới dạng nào? Năng lượng của tế bào được dự trữ trong các hợp chất nào?

Trả lời:

- Năng lượng trong tế bào tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như hóa năng, điện năng, nhiệt năng Nhiệt năng ngoài việc giữ nhiệt độ ổn định cho tế bào và cơ thể thì có thể coi như năng lượng vô ích vì không có khả năng sinh công. Sự chênh lệch về nồng độ các ion trái dấu giữa hai phía của màng có thể tạo ra sự chênh lệch điện thế.

- Năng lượng chủ yếu của tế bào là dạng hóa năng (tiềm ẩn trong các liên kết hóa học), trong đó ATP - một hợp chất cao năng (đồng tiền năng lượng của tế bào).

Bài 3 trang 56 Sinh 10 Bài 13 ngắn nhất:

Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử ATP.

Trả lời:

- Cấu trúc hóa học của phân tử ATP:

+ ATP (ađênôzin triphôtphat) là một phân tử có cấu tạo gồm các thành phần: ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.

+ Chính các nhóm phôtphat đều mang điện tích âm nên khi nằm gần nhau luôn có xu hướng đẩy nhau ra vì thế liên kết này rất dễ bị phá vỡ

ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP (ađênôzin điphôtphat) và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP. Ở trạng thái nghỉ ngơi, trung bình mỗi ngày mỗi người sinh sản và phân hủy tới 40kg ATP và mỗi tế bào trong mỗi giây tổng hợp và phân hủy tới 10 triệu phân tử ATP.

- Chức năng của phân tử ATP:

+ Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào: Những tế bào đang sinh trưởng mạnh hoặc những tế bào tiết ra nhiều prôtêin có thể tiêu tốn tới 75% năng lượng ATP mà tế bào tiết ra.

+ Vận chuyển các chất qua màng: Vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ, tế bào thận của người cần sử dụng tới 80% ATP sinh sản ra để vận chuyển các chất qua màng trong quá trình lọc máu tạo nước tiểu.

+ Sinh công cơ học: Sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương tiêu tốn một lượng ATP khổng lồ. Khi ta nâng một vật nặng thì gần như toàn bộ ATP của tế bào phải được huy động tức thì.

Bài 4 trang 56 Sinh 10 Bài 13 ngắn nhất:

Giải thích khái niệm chuyển hóa vật chất.

Trả lời:

- Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng hóa sinh xảy ra bên trong tế bào. Chuyển hóa vật chất là một đặc tính nổi trội ở cấp tế bào được hình thành do sự tương tác của các loại phân tử có trong tế bào. Chính nhờ chuyển hóa vật chất mà tế bào mới có khả năng thực hiện các đặc tính đặc trưng khác của sự sống như sinh trưởng, phát triển, cảm ứng và sinh sản. Chuyển hoá vật chất luôn kèm theo sự chuyển hóa năng lượng.

- Chuyển hoá vật chất bao gồm hai mặt:

+ Đồng hoá: là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.

+ Dị hoá: là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn.


Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 10 Bài 13 hay nhất

Câu 1. Trình bày về vai trò các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.

Trả lời:

* Tỉ lệ ảnh hưởng của nồng độ C02:

CO2 trong không khí là nguyên liệu cung cấp cho quá trình quang hợp.

Nồng độ CO2 trong không khí quyết định cường độ của quá trình quang hợp. Trong giới hạn nhất định, nồng độ CO2 tăng làm cường độ quang hợp lặng theo. Điểm bù C02: Là nồng độ tối thiểu của CO: trong khoảng gian hào, để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.

Điểm bão hòa C02: Là nồng độ CO2 tối đa, để cường độ quang hợp đạt cao nhất.

* Ảnh hưởng của quan; phổ ánh sáng:

Thành phần bức xạ ảnh hưởng rất lớn đối với quang hợp.

Quang hợp diễn ra mạnh dưới tác dụng các tia đỏ và xanh tím, trong đó tia đỏ được diệp lục hấp thụ nhiều năng lượng.

Điểm bù ánh sáng: Cường độ ánh sáng tối thiểu để cường độ quang hợp vñ hô hấp bằng nhau.

Điểm bao hòa ánh sáng: Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạỉ cực dại.

* Ảnh hưởng của nhiệt độ:

Khi nhiệt độ quá thấp, tổng hợp sắc tố diễn ra chậm. Khi nhiệt độ tăng, cường độ quang hợp tăng nhanh và thường đạt cực đại ở 25 – 35oC.

Nếu tiếp tục tăng nhiộl độ thì cường độ quang hợp hạ thấp dần đến lúc chỉ bằng cường độ hô hấp (điểm bù về nhiệt độ của quang hợp).

Khi nhiệt độ cao quá, câu trúc lục lạp bị tổn IhƯcíng, diệp lục hiến tính, hoạt động các enzim rối loạn và quang hợp có thể bị ngừng.

* Ảnh hưởng của nước:

Ảnh hưởng của nước đối với quang hợp có thể tóm tắt như sau:

Hàm lượng nước trong không khí, trong lá ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước, do đó ảnh hưởng đến độ mở khí khổng, tức là ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ CO2 vào lục lạp.

Nước ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và kích thước của lá.

Nước ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển các sản phẩm quang hợp.

Hàm lượng nước trong tế bào ảnh hưởng đến độ hiđrat hóa của chất nguyên sinh, do đó ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của hệ thống enzim quang hợp.

Quá trình thoát hơi nước đã điều hòa nhiệt độ của lá, do đó ảnh hưởng đến quang hợp.
Nước là nguyên liệu trực tiếp cho quang hợp với việc cung cấp H+ và điện tử cho phản ứng sáng.

* Ảnh hướng của muôi khoáng:

Những nguyên lố khoáng đại lượng gồm N, p, K, s, Ca,những nguyên tốkhoáng vi lượng như Fe, Cu, Clo, Mo, Bo, Zn,… khi sử dụng với liều lượng thích hợp sẽ tổng hợp bộ lá cho cây, tổng hợp hệ sắc tốcho quá trình quang hợp, kích thích hô hấp, quá trình hút nước và khoáng dẫn đến làm tăng năng suât cây trồng.

 MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

Câu 1. Năng lượng là gì? Năng lượng được tích luỹ trong tế bào dưới dạng nào? Năng lượng của tế bào được dự trữ trong những hợp chất nào?

Câu 2. Tại sao ATP được gọi là đồng tiền năng lượng của tế bào?

Câu 3. Chuyển hóa vật chất là gì? Quá trình chuyển hóa vật chất luôn phải đi kèm với quá trình nào?

Câu 4. Mô tả ngắn gọn quá trình chuyển hóa thức ăn trong cơ thể người?

Câu 5. Tại sao con người khi hoạt động lại không bị nóng lên nhanh chóng và quá mức như chiếc xe máy khi chạy?

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 31/07/2023