logo

Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 2 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều

Hướng dẫn Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 2 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều ngắn gọn nhất bám sát SGK Mĩ thuật 7 theo chương trình Sách mới. Tổng hợp lý thuyết Mĩ thuật 7 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.


Soạn Mĩ thuật lớp  7 Bài 2 - Chân trời sáng tạo


1. Khám phá một số hình thức logo dạng chữ 

Trả lời câu hỏi trang 10 SGK Mĩ thuật 7

Quan sát một số logo dạng chữ và cho biết:

- Màu sắc, hình dáng chữ.

- Vai trò của chữ trong logo.

Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 2 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều

Lời giải:

- Màu sắc chữ cái thường được sử dụng linh hoạt cho phù hợp với nội dung cần truyền tải. Kiểu chữ trong logo được cách điệu đơn giản, dễ đọc. Kiểu chữ, hình, màu phù hợp với nội dung cần truyền tải.

- Vai trò của chữ trong logo giúp người xem dễ dàng nhận diện được thương hiệu hoặc đối tượng cần thể hiện.


2. Cách thiết kế logo tên lớp

Trả lời câu hỏi trang 11 SGK Mĩ thuật 7

Quan sát hình và chỉ ra cách thiết kế logo tên lớp.

Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 2 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều

Lời giải:

- Bước 1: Xác định nội dung và hình thức chữ cái sẽ cách điệu

- Bước 2: Phác họa các chữ cách điệu bằng nét

- Bước 3: Vẽ chi tiết các chữ cái cách điệu và trang trí thêm tạo ấn tượng

- Bước 4: Tô màu hoàn thiện.


Soạn Mĩ thuật lớp  7 Bài 2 - Kết nối tri thức


Quan sát

Trả lời câu hỏi trang 9 SGK Mĩ thuật 7

Một số di sản mĩ thuật ứng dụng thời kì trung đại trên thế giới

- Hoa văn trang trí trên đồ vật thời kì trung đại ở các hình trong bài có những hoa văn gì?

- Em hãy nhận xét về thiết kế hình dạng, hoa văn trang trí trên di sản mĩ thuật thời kì trung đại ở mỗi nền văn hóa mà em biết?

Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 2 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều

Lời giải:

- Hình 1: trang trí hoa văn hình chim công

- Hình 2: trang trí hoa văn hình bò tót

- Hình 3: trang trí hoa văn hình lá, con thú

- Hình 4: trang trí hoa văn hoa, lá

- Hình 5: trang trí hoa văn hoa, lá, con người

- Hình 6: trang trí hoa văn hình con người

Nhận xét: Hoa văn trang trí thời kì trung đại sử dụng thường là hình hoa, lá, chim, thú, con người... Trong đó, hoa văn được tạo nên từ những đường nét, màu sắc đơn giản và được sắp xếp có sự cân bằng, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, nhịp điệu... nhằm tạo nên những tác phẩm có tính thẩm mĩ, tính nghệ thuật cao.


Thể hiện

Trả lời câu hỏi trang 11 SGK Mĩ thuật 7

Khai thác hoa văn trang trí thời kì trung đại để thiết kế túi xách

- Sản phẩm đã sao chép, mô phỏng hình ảnh nào của mĩ thuật thế giới thời kì trung đại?

- Nêu cảm nhận của em về giá trị thẩm mĩ và giá trị sử dụng của việc thiết kế sản phẩm mĩ thuật túi xách?

- Em sẽ sử dụng hoa văn nào của di sản mĩ thuật thế giới thời kì trung đại để trang trí sản phẩm của mình?

Lời giải:

- Hình ảnh người phụ nữ trên hoa văn trang trí trên đĩa, I-ta-li-a thế kỉ 14 là sản phẩm đã sao chép và mô phỏng.

- Cảm nhận của em về các giá trị của việc thiết kế sản phẩm mĩ thuật túi xách:

+ Giá trị thẩm mĩ: bố cục hợp lí, kết hợp màu sắc hài hòa, sáng tạo.

+ Giá trị sử dụng: hữu ích, sử dụng để đựng đồ, trang trí hoặc làm quà tặng.

- Em có thể sử dụng các hoa văn như chim công trên lọ gốm (Syria), hình con bò trên thảm Thổ Nhĩ Kì,...


Thảo luận

Trả lời câu hỏi trang 12 SGK Mĩ thuật 7

Trưng bày sản phẩm mĩ thuật và thực hiện những nội dung sau:

- Bạn đã khai thác, mô phỏng, sao chép hoa văn trong thiết kế sản phẩm của mình?

- Hãy nêu tên và mô tả một số di sản tiêu biểu của nghệ thuật trang trí thời kì này.

- Bạn ấn tượng với di sản nào của nghệ thuật trang trí thời kì trung đại trên thế giới? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 8 câu) giới thiệu về di sản này theo các gợi ý: tên vật phẩm, chất liệu, hoa văn trang trí, điểm nổi bật của trang trí trên vật phẩm,...

Lời giải:

- HS tự thực hiện.

- Một số di sản tiêu biểu của nghệ thuật trang trí thời kì này: Trang trí trên thảm (Thổ Nhĩ Kì, thế kỉ 14), trang trí trên đĩa (I-ta-li-a, thế kỉ 14), trang trí trên lọ gốm (Syria, thế kỉ 14), thiết kế bìa sách (Pháp, khoảng thế kỉ 15),...

- Em ấn tượng nhất cách trang trí hoa văn trên đĩa ở I-ta-li-a vào thế kỉ 14. Chất liệu của đĩa là được làm bằng gốm. Màu sắc của chiếc đĩa được phối hài hòa giữa màu vàng nâu và màu xanh lá cây. Chiếc đĩa nổi bật với hình ảnh một người phụ nữ vẽ ở trung tâm, nét vẽ được trau chuốt và tỉ mỉ từng đường nét. Có thể nói trong thời kì trung đại, những chiếc đĩa có có hình thức công phu như này thường là những bộ đồ ăn xa hoa.


Vận dụng

Trả lời câu hỏi trang 12 SGK Mĩ thuật 7

Khai thác màu sắc, hoa văn của mĩ thuật ứng dụng thời kì trung đại trên thế giới để trang trí đồ chơi cũ em yêu thích.

Lời giải:

HS tự thực hiện.


Soạn Mĩ thuật lớp  7 Bài 2 - Cánh diều


Khám phá

Trả lời câu hỏi trang 7 SGK Mĩ thuật 7

Tìm hiểu các tranh theo gợi ý sau:

- Chỉ ra nội dung, hình ảnh chính trong các bức ảnh.

- Kể tên và giới thiệu thêm một số phong cảnh nước ta mà em biết.

Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 2 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều

Lời giải:

- Nội dung, hình ảnh chính trong các bức ảnh:

+ Ảnh 1: Hình ảnh chính là con đường làng, những ngôi nhà sàn và đồi núi xanh phía xa.

+ Ảnh 2: Hình ảnh chính là những ngôi nhà mái ngói ở góc phố.

+ Ảnh 3: Hình ảnh chính là bến thuyền ở bờ sông.

- Một số phong cảnh khác ở nước ta là: đảo Cát Bà (Hải Phòng), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), di tích Cố đô Huế, gành Đá Đĩa (Phú Yến)...

Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 2 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều
Cát Bà
Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 2 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều
Cố đô Huế
Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 2 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều
Vịnh Hạ Long

Trả lời câu hỏi trang 8 SGK Mĩ thuật 7

Quan sát các bức tranh vẽ đề tài phong cảnh quê hương và cho biết:

- Hình ảnh chính trong bức tranh.

- Màu sắc và cách sắp xếp bố cục trong bức tranh.

- Nét đẹp độc đáo trong bức tranh.

Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 2 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều

Lời giải:

Bức tranh 1:

- Hình ảnh trong bức tranh là núi Phú Sĩ.

- Màu sắc sử dụng trong tranh là hai gam màu nóng - lạnh.

- Bố cục: đơn giản với đỉnh núi tuyết phủ trắng tuyết vươn đến trời cao, cây cối dưới núi tối giản thành những hình tam giác nhỏ dải màu xanh thẫm. Tổng thể bức tranh ất hài hòa và đẹp.

- Nét đẹp độc đáo trong bức tranh: qua nét vẽ điêu luyện của họa sĩ đã khắc họa nên khung cảnh núi Phú Sĩ hùng vĩ và bình yên. 

Bức tranh 2: 

- Hình ảnh chính trong bức tranh là cảnh một góc phố.

- Màu sắc: tươi sáng với gam màu nóng là chủ đạo.

- Bố cục: trung tâm bức tranh là những ngôi nhà với mái ngói đỏ tươi và đa dạng sắc màu, bên cạnh đó còn có hình ảnh của các em nhỏ đi chăn trâu tạo cảm giác bình yên đến lạ.

- Nét độc đáo trong bức tranh: đường nét vẽ sinh động, cách phối màu sắc đa dạng rực rỡ, mở ra một bức tranh thanh bình, yên ả của làng quê.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 10 SGK Mĩ thuật 7

Em hãy vẽ bức tranh mô tả cảnh đẹp quê hương.

Yêu cầu:

- Sử dụng linh hoạt các chất liệu màu.

- Thể hiện được vẻ đẹp đặc trưng của phong cảnh quê hương.

Lời giải:

Một số tranh tham khảo:

Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 2 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều
Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 2 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều

Ứng dụng

Trả lời câu hỏi trang 10 SGK Mĩ thuật 7

Em có thể vẽ tranh phong cảnh để minh họa nội dung học tập ở các môn học khác.

Lời giải:

Vẽ tranh phong cảnh làng quê để minh họa cho bài thơ "Tiếng gà trưa" của nhà thơ Xuân Quỳnh:

Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 2 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều

Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 2 - Sách cũ

Vẽ cái cốc và quả có dạng hình cầu

Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 2: Vẽ theo mẫu – Cái cốc và quả
Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 2: Vẽ theo mẫu – Cái cốc và quả (ảnh 2)
Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 2: Vẽ theo mẫu – Cái cốc và quả (ảnh 3)

Tóm tắt lý thuyết Mĩ thuật lớp 7 Bài 2

Cách vẽ: (4 bước):

- Vẽ phác khung hình chung và riêng.

- Kẻ chục đối xứng và ước lượng tỉ lệ từng phần của vật mẫu

- Vẽ phác nét chính.

- Vẽ chi tiết (vẽ hình).

+ Vẽ phác mảng đậm nhạt

+ Vẽ đậm nhạt.

+ Diễn tả màu nền, không gian, bóng ngả.


Câu hỏi củng cố kiến thức Mĩ thuật 7 Bài 2

Câu 1:

Em có nhận xét gì về vị trí của các vật mẫu?

Trả lời

- Quả nằm trước, cái cốc nằm sau, nên khi vẽ phải chú ý không được vẽ 2 vật ngang bằng nhau

>>> Xem trọn bộ: Soạn Mĩ thuật lớp 7 Sách mới

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 2 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 14/11/2022