logo

Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều

Hướng dẫn Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều ngắn gọn nhất bám sát SGK Mĩ thuật 7 theo chương trình Sách mới. Tổng hợp lý thuyết Mĩ thuật 7 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.


Soạn Mĩ thuật lớp  7 Bài 1 - Chân trời sáng tạo


1. Khám phá một số hình thức tạo hình từ những chữ cái

Trả lời câu hỏi trang 6 SGK Mĩ thuật 7

Quan sát và chỉ ra:

- Những chữ cái và kiểu chữ được sử dụng.

- Hình thức sắp xếp chữ.

- Màu sắc của các chữ cái và nền.

Giải bài 2 Phong cảnh quê hương

Lời giải:

 

Hình 1

Hình 2

Những chữ cái và kiểu chữ được sử dụng Các chữ cái in hoa: A, B, D Chữ cái in hoa: A, M, R, O, E
Hình thức sắp xếp chữ Các chữ được sắp xếp thẳng hàng Các chữ được sắp xếp không thẳng hàng, các chữ chồng nhau
Màu sắc của các chữ cái và nền Màu sắc tươi sáng, sặc sỡ, họa tiết nền đa dạng, cầu kì Đơn sắc, hình nền là các hình khối đơn giản

2. Cách tạo bố cục bằng chữ cái

Trả lời câu hỏi trang 7 SGK Mĩ thuật 7

Quan sát hình và chỉ ra cách tạo một bố cục bằng những chữ cái.

Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều

Lời giải:

- Bước 1: Lựa chọn kiểu chữ và chữ viết phù hợp

- Bước 2: Phác họa khung hình cho các chữ

- Bước 3: Tạo mảng hình giữa các chữ bằng cách vẽ chữ

- Bước 4. Tô màu để hoàn thành bài vẽ.


Soạn Mĩ thuật lớp  7 Bài 1 - Kết nối tri thức


Quan sát

Trả lời câu hỏi trang 5, 6 SGK Mĩ thuật 7

- Tìm hiểu về một số di sản mĩ thuật thế giới thời kì trung đại.

- Hãy nêu những di sản mĩ thuật thế giới thời kì trung đại mà em biết.

Lời giải:

- Một số di sản mĩ thuật thế giới thời kì trung đại là: tượng gốm của người Maya - Trung Mĩ; tượng đá Mi-ken-ăng-giê-lô; mặt nạ bằng ngà voi, Bénin - Tây Phi; tượng đá Pa-va-ti; Núi Phú sĩ nhìn từ sông Mi-nô-bư;...


Thảo luận

Trả lời câu hỏi trang 8 SGK Mĩ thuật 7

Cùng trao đổi và thực hiện những nội dung sau:

- Bạn đã mô phỏng vẻ đẹp di sản mĩ thuật thế giới thời kì trung đại nào?

- Sáng tạo mĩ thuật thời kì trung đại thường gắn với những đề tài nào?

- Bạn ấn tượng với di sản mĩ thuật nào thuộc thời kì trung đại trên thế giới? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 8 câu) giới thiệu về tác phẩm này theo các gợi ý: tên tác phẩm, tên nghệ sĩ sáng tác, tên trường phái nghệ thuật, điểm nổi bật của tác phẩm...

Lời giải:

- HS tự thực hiện.

- Sáng tạo mĩ thuật thời kì trung đại thường gắn với con người, các vị thần, vị thánh và ác hiện thực làm đối tượng phản ánh. Ở phương Đông, sáng tạo mĩ thuật thường đi từ mô phỏng điển tích thần thoại đến triết lí về cuộc sống.

- Em ấn tượng nhất tác phẩm tranh khắc gỗ màu "Núi Phú Sĩ nhìn từ sông Mi-nô-bư". Do họa sĩ Katsushika Hokusai vẽ vào năm 1833. Bức tranh vẽ cảnh con đường từ ven sông đi đến chùa trên núi Mi-nô-bư. Trong bức tranh, họa sĩ đã phác họa lại không gian hùng vĩ, hiểm trở. Qua nét vẽ của ông, bức tranh càng trở nên hài hòa và sống động hơn qua khung hình dòng sông nhiều thác ghềnh chảy xiết, những tầng mây cao cuồn cuộn như bốc lên từ dòng nước. Tuyết trắng phủ kín ngọn núi Phú Sĩ hiện lên giữa hai đỉnh núi khác. Mong rằng trong tương lai em sẽ được tận mắt ngắm nhìn và khám phá núi Phú Sĩ một lần trong đời.


Vận dụng

Trả lời câu hỏi trang 8 SGK Mĩ thuật 7

Sử dụng kiến thức đã học để phân tích tác phẩm Quý bà và con chồn.

Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều

Gợi ý:

- Nội dung tác phẩm

- Tạo hình nhân vật

- Hòa sắc

- Bố cục

Lời giải:

Bức “Người đàn bà với con chồn” là một trong bốn bức chân dung phụ nữ và là bức họa duy nhất của do Leonardo vẽ tại Ba Lan. Bức tranh khắc họa lại vẻ đẹp của Cecilia Gallerani - người tình của công tước Ludovico Sforza xứ Milan. Chất liệu của bức tranh được thể hiện bằng cách sơn dầu trên gỗ.

Vẻ đẹp của nàng đã được họa sĩ phác họa chân thực với làn da trắng như sứ, mái tóc và phục trang tuy giản đơn mà vẫn toát lên được khí chất thanh tao với một áo choàng sbernia màu xanh dương và trên vai trái che phủ bớt phần váy áo màu đỏ bên dưới. Trên đầu vấn một dải lụa màu sẫm, phủ bên ngoài tóc là một tấm voan có viền vàng tinh tế, cùng chuỗi hạt màu đen càng làm cho nhân vật thêm phần khiêm nhường. 

Tư thế của nàng Cecilia trong tranh khác biệt với tư thế nhân vật trong các bức chân dung thường thấy thời đó. Nàng ngồi nghiêng thân về bên phải, khuôn mặt lại ngoảnh về bên trá và đôi mắt nhìn về một "bên thứ ba" nào đó ở cánh phải phía ngoài khung tranh.

Chất liệu sơn dầu được hoạ sĩ sử dụng trong bức tranh đã làm sống dậy những hình ảnh trong bức tranh, tạo nên một bức tranh biết nói, thể hiện được tâm lí của nhân vật trong tranh thông qua dáng điệu, tư thế được vẽ.


Soạn Mĩ thuật lớp  7 Bài 1 - Cánh diều


Khám phá

Trả lời câu hỏi 1 trang 3 SGK Mĩ thuật 7

Quan sát hình ảnh theo gợi ý:

- Màu sắc và đường nét được thể hiện trong tranh.

- Cảm nhận của em về nét trong tranh.

Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều

Lời giải:

- Màu sắc thể hiện trong bức tranh là gam màu nóng, đường nét vẽ sinh động, chân thực.

- Cảm nhận về nét trong tranh: Đường nét trong tranh uyển chuyển, sinh động. Bên cạnh đó, qua nét vẽ đã giúp người xem nhìn ra được một nhân vật lịch sử trung hậu nhưng chịu nhiều uất ức.

Trả lời câu hỏi 2 trang 3 SGK Mĩ thuật 7

Quan sát các bức tranh vẽ bộ đội và cho biết:

- Màu sắc, đường nét được thể hiện trong tranh.

- Đặc điểm hình dáng, biểu cảm của khuôn mặt trong tranh.

Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều

Lời giải:

- Màu sắc được thể hiện trong tranh:

+ Trong tranh “Chân dung cô bộ đội” của bạn Nguyễn Tuấn Anh sử dụng gam màu lạnh

+ Trong tranh “Chân dung chú bộ đội hải quân” của bạn Nguyễn Thùy Linh và “Chân dung cô bộ đội” của Nguyễn Tường Vi được phối chủ đạo hai gam màu nóng và lạnh.

- Đường nét được thể hiện trong tranh: sinh động, uyển chuyển, rõ nét.

- Đặc điểm hình dáng và biểu cảm khuôn mặt trong tranh: nghiêm trang, tự tin, mạnh mẽ nhưng vẫn thanh thoát.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 6 SGK Mĩ thuật 7

Em hãy vẽ một bức tranh chân dung bộ đội.

Yêu cầu:

- Khai thác được đặc điểm của khuôn mặt.

- Thể hiện được trạng thái cảm xúc trên khuôn mặt.

Lời giải:

Một số tranh chân dung bộ đội tham khảo:

Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều

Ứng dụng

Trả lời câu hỏi trang 6 SGK Mĩ thuật 7

Em có thể áp dụng kiến thức của bài học để vẽ tranh chân dung thầy cô, bạn bè, người thân hoặc người nổi tiếng mà em yêu mến.

Lời giải:

Một số tranh chân dung tham khảo:

Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều
Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều
Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều

Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 1 - Sách cũ

Câu 1

Hãy nêu một số nét về bối cảnh xã hội thời Trần.

Trả lời: 

- Chế độ trung ương tập quyền được củng cố và tang cường.

- Ba lần chiếc thăng quân xâm lược Mông-Nguyên, tinh thần tự cường, tự chủ dân tộc tang cao, đất nước giàu mạnh. Là điều kiện cho nền nghệ thuật phát triển.

Câu 2

Nêu vài nét về kiến trúc, điêu khắc, trang trí và đồ gốm thời Trần.

Trả lời: 

- Kiến trúc:

+ Kiến trúc cung đình: tu bổ kinh thành Thăng Long, xây dựng cung điện Thiên Trường ( Tức Mặc - Nam Định), xây các khu lăng mộ nổi tiếng như lăng Trần Thủ Độ ( Thái Bình ), khu lăng mô An Sinh ( Quảng Ninh ).

+ Kiến trúc phật giáo: xây dựng nhiều chùa, tháp như các chùa núi Yên Tử, chùa Bối Khê, tháp chùa Phổ Minh, tháp Bình Sơn…

- Điêu khắc và trang trí: Tượng luôn gắn với công trình kiến trúc. Tượng Phật ở các chùa, tượng quan hầu, tượng các con thú…ở các khu lăng mộ.

+ Chạm khắc: chủ yếu để trang trí tôn lên vẻ đẹp của các công trình kiến trúc. Đặc biệt hình tượng con Rồng thân hình mập mạp, uốn khúc mạnh mẽ hơn rồng thời Lý.

- Đồ gốm: gốm gia dụng phát triển.

+ Có xương dày, thô và nặng hơn thời Lý.

+ Họa tiết: hoa sen, hoa cúc cách điệu thể thức không thay đổi so với thời Lý.

+ Đường nét: khoáng đạt không gò bó

Câu 3

Đặc điểm của mĩ thuật thời Trần.

Trả lời: 

- Mang vẽ đẹp khỏe khoắn, phóng khoáng, biểu hiện được sức mạnh, long tự hào, tự tôn của dân tộc.

- Kế thừa tinh hoa mĩ thuật thời Lý nhưng dung dị, đôn hậu và chất phác hơn.

- Tiếp nhận được một số yếu tố nghệ thuật của các nước láng giềng nên đã bổ sung làm giàu cho nền nghệ thuật dân tộc.


Tóm tắt lý thuyết Mĩ thuật lớp 7 Bài 1


I. Khái quát về bối cảnh xã hội thời Trần:

- Kiến trúc: Kinh thành TL

- Điêu khắc:

+ Bia ở các lăng mộ

+ Tượng thật, tượng thú

- Trang trí: Hoa dây, sóng nước,rồng.

- Gốm: nhiều loại men đẹp.

- Vai trò lãnh đạo đất nước có thay đổi nhưng cơ cấu Xh không có sự thay đổi lớn,  chế độ TW tập quyền được củng cố,  kỷ cương thể chế vẫn được duy trì và phát huy.

- Ở thời Trần, với 3 lần đánh thắng quân Nguyên-Mông tinh thần thượng võ dâng cao, trở thành hào khí dân tộc.


II. Khái quát về mĩ thuật thời Trần:

- Kiến trúc:

- Điêu khắc, trang trí

- Đồ gốm

1. Kiến trúc:

- NT kiến trúc thời kỳ này cũng phân thành 2 loại:

- Kiến trúc cung đình:

+ Tiếp thu toàn bộ di sản kiến trúc cung đình của triêù Lý đó là kinh thành Thăng Long.

+ Qua 3 lần xâm lược của quân Nguyên Mông thành Thăng Long bị tàn phá nặng nề sau đó nhà Trần đã xd lại đơn giản hơn.

- XD khu cung điện Thiên Trường (Nam Định) là nơi các vua Trần dừng chân nghỉ ngơi mỗi khi về thăm Thái Thượng Hoàng và quê hương; Xd khu lăng mộ an sinh (Q.Ninh) là nơi chôn cất và thờ các vua Trần; thành Tây Đô ( Thanh Hoá) còn gọi là thành nhà Hồ,nơi Hồ Quý Ly cho dời từ Thăng Long về.

- Kiến trúc Phật giáo:

+ Thể hiện ở những mhôi chùa tháp được xây dựng không kém phần uy nghi, bề thế. VD: Tháp chùa Phổ Minh (Nam Định), tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc)...

+ Do chiến tranh nổ ra khắp nơi nên dân chúng nảy sinh tâm lý dựa vào thần quyền. Vì vậy chùa làng được xây dựng ở nhiều nơi. Chùa kết hợp thờ Phật với thờ Thần.

- Vì nền Mt thời TRần dựa trên nền tảng sẵn có của nền MT Lý trước đây về kiến trúc, điêu khắc và chạm khắc trang trí. Tuy nhiên nhà Trần vừa kế thừa nhưng vừa làm phát triển hơn so với thời Lý.

2. Điêu khắc và trang trí:

* Điêu khắc:

- Chủ yếu là tạc tượng tròn. Tạc trên đá và gỗ nhưng phần lớn tượng gỗ đã bị chiến tranh tàn phá.

- Tượng Phật được tạc nhiều để thờ cúng,  ngoài tượng Phật còn có các tượng con thú, quan hầu.

- Ngoài ra còn có các bệ rồng ở một số di tích như chùa Dâu (Bắc Ninh), khu lăng mộ An Sinh (Quản Ninh)...

- Hình rồng uốn lượn kiểu thắt túi, đầu rồng mang đậm tính chất trang trí, hình có tính biểu tượng cao.

- Rồng Trần có thân mập mạp, uốn khúc mạnh mẽ hơn, gần gũi hơn rồng thời Lý.

- Điêu khắc và trang trí luôn gắn với các công trình kiến trúc.

- Phổ biến là chạm khắc trang trí bệ đá hoa sen.

- Những bức chạm khắc gỗ với cảnh nhạc công, người chim, rồng ở chùa Thái Lạc (Hưng Yên), bệ đá hoa sen, dâng hoa tấu nhạc...

3. Đồ gốm:

- Phát huy truyền thống gốm thời Lý và có những nét nổi bật hơn như:

+ Xương gốm dày,thô và nặng hơn;

+ Đồ gốm gia dụng phát triển mạnh, phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân.

+ Nhiều loại men: hoa nâu hoa lam với nét vẽ khoáng đạt.

+ Hình trang trí : Chủ yếu là hoa sen, hoa cúc cách điệu với những nét vẽ khoáng đạt


Câu hỏi củng cố kiến thức Mĩ thuật 7 Bài 1

Câu 1:

Mĩ thuật thời Trần có những đặc điểm gì nổi bật?

Trả lời

- Đó là sự tiếp nối MT Lý với đầy đủ các loại hình nghệ thuật: kiến trúc , điêu khắc, trang trí, đồ gốm . Cách tạo hình khoẻ khoắn gần gũi với người dân lao động.

Câu 2: Tại sao nói MT thời Trần là sự nối tiếp của MT thời Lý?

Trả lời

- Vì nền Mĩ thuật thời Trần dựa trên nền tảng sẵn có của nền MT Lý trước đây về kiến trúc, điêu khắc và chạm khắc trang trí. Tuy nhiên nhà Trần vừa kế thừa nhưng vừa làm phát triển hơn so với thời Lý.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Mĩ thuật lớp 7 Sách mới

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo | Kết nối tri thức | Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 14/11/2022