logo

Soạn KHTN 8 Bài 46: Cân bằng tự nhiên

Hướng dẫn Soạn KHTN 8 Bài 46: Cân bằng tự nhiên ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 46: Cân bằng tự nhiên

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 46: Cân bằng tự nhiên

Sơ đồ tư duy Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 46: Cân bằng tự nhiên

Mở đầu trang 188 Bài 46 KHTN lớp 8: Cơ thể có quá trình tự điều chỉnh thích ứng với môi trường, ví dụ: quá trình điều hòa thân nhiệt ở động vật hằng nhiệt. Ở cấp độ tổ chức sống trên cơ thể cũng có quá trình tự điều chỉnh để đạt được trạng thái cân bằng tự nhiên. Cân bằng tự nhiên là gì? Cân bằng tự nhiên biểu hiện như thế nào và có ý nghĩa ra sao đối với việc duy trì sự sống?

Trả lời:

- Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.

- Cân bằng tự nhiên biểu hiện ở trạng thái cân bằng của quần thể, hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã, trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái,…

- Cân bằng tự nhiên đảm bảo duy trì sự ổn định tương đối của các cấp độ tổ chức sống để phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường, nhờ đó bảo vệ được sự đa dạng sinh học.

Câu hỏi trang 188 KHTN lớp 8: Khi số lượng cá thể của quần thể tăng lên quá mức, quần thể sẽ tự điều chỉnh như thế nào để đưa số lượng cá thể trở về mức cân bằng?

Trả lời:

- Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng lên quá mức, cạnh tranh gay gắt lại diễn ra làm hạn chế gia tăng số cá thể của quần thể. 

Câu hỏi trang 189 KHTN lớp 8: Quan sát hình 46.2, em hãy cho biết số lượng thỏ tuyết và linh miêu khống chế nhau như thế nào?

Trả lời:

-Số lượng cá thể thỏ tuyết và linh miêu khống chế lẫn nhau thông qua hiện tượng khống chế sinh học:

- Khi số lượng cá thể của quần thể thỏ tuyết tăng (nguồn thức ăn của linh miêu dồi dào) thì số lượng cá thể của quần thể linh miêu cũng tăng.

- Khi số lượng cá thể linh miêu tăng dần cùng với số lượng thỏ tuyết quá lớn dẫn đến sự cạnh tranh cùng loài thì số lượng thỏ tuyết sẽ giảm dần kéo theo sự giảm dần số lượng linh miêu.

Câu hỏi 1 trang 190 KHTN lớp 8: Quan sát Hình 46.3, cho biết sự phân tầng của các quần thể thực vật trong hình phù hợp như thế nào với điều kiện môi trường

Soạn KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 46: Cân bằng tự nhiên

Trả lời:

+ Đáp ứng nhu cầu khác nhau về ánh sáng giữa các loài thực vật.

+ Các loài ở tầng tán rừng và tầng vượt tán là nơi cư trú của loài ưa sáng.

+ Các loài ở tầng dưới tán và tầng thảm xanh là nơi cứ trú của loài ưa tối.

Câu hỏi 2 trang 190 KHTN lớp 8: Quan sát Hình 46.4, phân tích một số mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài và cho biết loài sinh vật nào chịu ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại của các loài khác trong quần xã. Tại sao?

Trả lời:

- Mối quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài: Cỏ là thức ăn của các loài động vật như thỏ, chuột và châu chấu. Thỏ là thức ăn của cáo, đại bàng; chuột là thức ăn của cáo, cú và đại bàng; châu chấu là thức ăn cho ếch và chim,…

 Loài sinh vật có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại của các loài trong quần xã là loài cỏ.

- Vì nếu số lượng loài cỏ suy giảm, số lượng các loài sử dụng cỏ làm thức ăn như thỏ, chuột và châu chấu cũng sẽ giảm, dẫn tới ảnh hưởng đến số lượng của các sinh vật các ở mắt xích phía trên.

Hoạt động 1 trang 190 KHTN lớp 8: Trong các nguyên nhân trên, hãy cho biết những nguyên nhân nào có tác động mạnh gây mất cân bằng tự nhiên ở Việt Nam

Trả lời:

- Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân chủ yếu do con người có tác động mạnh gây mất cân bằng tự nhiên ở Việt Nam.

Hoạt động 2 trang 190 KHTN lớp 8: Tìm hiểu và nêu thêm các biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên

Trả lời:

Hệ sinh thái

Biện pháp

Hệ sinh thái rừng

+ Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quôc gia...

+ Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh định cư.

+ Ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng, phát triển dân số hợp lí, 

+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng.

Hệ sinh thái biển - Bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm. Có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải, đồng thời chống ô nhiễm môi trường biển.
Hệ sinh thái nông nghiệp Cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao.

>>> Xem toàn bộ: Soạn KHTN 8 Kết nối tri thức

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Trả lời câu hỏi KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 46: Cân bằng tự nhiên trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 14/07/2023 - Cập nhật : 27/03/2024