logo

Soạn KHTN 8 Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Soạn KHTN 8 Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

Sơ đồ tư duy Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

Mở đầu trang 6 Bài 1 KHTN 8: Trong thực hành, học sinh cần chú ý những điều gì khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị đo và hoá chất để đảm bảo thành công và an toàn?

Trả lời:

Trong thực hành, học sinh cần: 

+ Tuân thủ nội quy, hướng dẫn của giáo viên.

+ Đọc kĩ thông tin trên nhãn hoá chất trước khi sử dụng.

Câu hỏi trang 6 KHTN 8: Hãy cho biết thông tin có trên các nhãn hoá chất ở Hình 1.1.

Soạn KHTN 8 Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

Trả lời:

- Nhãn a) cho biết:

+ Tên hoá chất: sodium hydroxide.

+ Công thức hoá học: NaOH.

+ Độ tinh khiết: AR – hoá chất tinh khiết.

+ Khối lượng: 500g.

+ Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS 51/2008/HCĐG.

+ Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất.

- Nhãn b) cho biết:

+ Tên hoá chất: Hydrochloric acid.

+ Nồng độ chất tan: 37%.

+ Công thức hoá học: HCl.

+ Khối lượng mol: 36,46 g/mol.

+ Các kí hiệu cảnh báo:

Soạn KHTN 8 Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

- Nhãn c) cho biết:

Lưu ý khi vận chuyển, hoá chất nguy hiểm.

+ Oxidizing: có tính oxi hoá.

+ Gas: thể khí.

+ Tên chất: oxygen.

+ Mã số: UN 1072 – mã số này là danh mục để xác định hoá chất nguy hiểm oxygen, nén.

+ Khối lượng: 25 kg.

Câu hỏi 1 trang 7 KHTN 8: Đọc tên, công thức của một số hoá chất thông dụng có trong phòng thí nghiệm và cho biết ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo trên các nhãn hoá chất.

Trả lời:

Hình ảnh hoá chất

Tên, công thức, ý nghĩa kí hiệu cảnh báo

Soạn KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

Tên thương mại: Sulfuric acid.

Công thức: H2SO4.

Ý nghĩa các kí hiệu cảnh báo: Độc hại; Gây ăn mòn mạnh; Gây nguy hiểm cho môi trường.

 

 

 

 

Soạn KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

Tên thương mại: Hydrochloric acid.

Công thức: HCl.

Ý nghĩa các kí hiệu cảnh báo: Độc hại; Gây ăn mòn mạnh; Gây nguy hiểm cho môi trường.

Soạn KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

Tên thương mại: Potassium hydroxide.

Công thức hoá học: KOH.

Câu hỏi 2 trang 7 KHTN 8: Trình bày cách lấy hoá chất rắn và hoá chất lỏng

Trả lời:

- Cách lấy hóa chất rắn: Không dùng tay trực tiếp lấy hóa chất. Khi lấy hóa chất rắn ở dạng hạt hoặc bột ra khỏi lọ, phải dùng thìa kim loại hoặc thủy tinh để xúc. Khi lấy các hạt to có thể dùng panh để gắp chúng. Không đặt lại thìa và ghim vào thùng chứa hóa chất sau khi sử dụng. 

- Cách lấy hóa chất lỏng: Không lấy hóa chất trực tiếp bằng tay. Việc lấy hóa chất lỏng ra khỏi lọ thường phải rót qua phễu hoặc cốc, ống đong có mỏ, ống nhỏ giọt thường dùng để hút một lượng nhỏ dung dịch, khi rót hóa chất lỏng từ lọ phải hướng nhãn hóa chất lên trên. tránh để các giọt hóa chất dính vào nhãn và làm hỏng nhãn.

Hoạt động trang 8 KHTN 8: Sử dụng thiết bị đo pH để xác định pH của các mẫu sau: 

a) nước máy; b) nước mưa; c) nước hồ/ ao; d) nước chanh; e) nước cam; g) nước vôi trong

Trả lời:

Kết quả tham khảo:

Mẫu

pH

a) nước máy

7,5

b) nước mưa

6,5

c) nước hồ/ ao

7,6

d) nước chanh

2,4

Hoạt động trang 9 KHTN 8: Quan sát ampe kế, vôn kế trong Hình 1.6:

Soạn KHTN 8 Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

1. Chỉ ra các điểm đặc trưng của ampe kế và vôn kế.

2. Chỉ ra sự khác nhau giữa hai dụng cụ này.

Trả lời:

1. Các điểm đặc trưng của ampe kế và vôn kế.

- Các điểm đặc trưng của ampe kế:

+ Trên màn hình của ampe kế có chữ A hoặc mA.

+ Có các chốt được ghi dấu (+) với chốt dương và dấu (–) với chốt âm.

+ Có nút điều chỉnh kim để có thể đưa ampe kế về chỉ số 0.

- Các điểm đặc trưng của vôn kế:

+ Trên màn hình của ampe kế có chữ V hoặc mV.

+ Có các chốt được ghi dấu (+) với chốt dương và dấu (–) với chốt âm.

+ Có nút điều chỉnh kim để có thể đưa vôn kế về chỉ số 0.

2. Sự khác nhau giữa hai dụng cụ ampe kế và vôn kế.

Hoạt động trang 10 KHTN 8: Hãy thảo luận nhóm về cách sử dụng điện an toàn trong phòng thí nghiệm:

- Khi sử dụng thiết bị đo điện (ampe kế, vôn kế, joulemeter, …) cần lưu ý điều gì để đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng?

- Khi sử dụng nguồn điện và biến áp nguồn cần lưu ý điều gì?

- Trình bày cách sử dụng an toàn các thiết bị điện.

Trả lời:

- Để đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng khi sử dụng thiết bị đo điện (ampe kế, vôn kế, joulemeter, …) ta cần lưu ý:

+ Sử dụng nguồn điện phù hợp với thiết bị đo điện.

+ Mắc vào mạch điện đúng cách.

+ Sử dụng đúng chức năng của thiết bị đo điện.

- Khi sử dụng nguồn điện và biến áp nguồn cần lưu ý:

+ Mắc đúng các chốt cắm.

+ Chọn đúng chức năng.

+ Chọn đúng điện áp.

- Cách sử dụng an toàn các thiết bị điện:

+ Tránh sử dụng thiết bị điện khi đang sạc.

+ Lắp đặt thiết bị đóng ngắt điện, thiết bị điện hỗ trợ đúng cách, phù hợp.

+ Tránh xa nơi điện thế nguy hiểm.

+ Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện trong gia đình.

>>> Xem toàn bộ: Soạn KHTN 8 Kết nối tri thức

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Trả lời câu hỏi KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 07/07/2023 - Cập nhật : 23/03/2024