logo

Soạn KHTN 7 Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối - KNTT

Hướng dẫn Soạn KHTN 7 Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối ngắn gọn, đầy đủ SGK trang 72, 73, 74, 75, 76 bám sát nội dung bộ sách mới Kết mới tri thức. Hi vọng, qua bài viết này các em học sinh có thể nắm vững nội dung bài và hiểu bài tốt hơn.

Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối trang 72, 73, 74, 75, 76 KHTN 7 - Kết nối tri thức


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 72 SGK KHTN 7 

Em hãy dựa vào hình trên, nêu lên vai trò quan trọng của năng lượng ánh sáng trên Trái Đất

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 15 | Soạn KHTN 7 Bài 15 ngắn nhất - Kết nối TT

Lời giải

Năng lượng ánh sáng trên Trái Đất có vai trò quan trọng đó là giúp thực vật, động vật sinh sống, tồn tại trên Trái Đất


I. Ánh sáng là một dạng của năng lượng

Trả lời câu hỏi trang 72 SGK KHTN 7 

* Hoạt động

Thí nghiệm thu năng lượng từ ánh sáng

Bố trí thí nghiệm như Hình 15.1. Xác định vị trí của kim điện kế:

- Khi chưa bật đèn.

- Khi bật đèn.

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 15 | Soạn KHTN 7 Bài 15 ngắn nhất - Kết nối TT

Lời giải

- Khi chưa bật đèn, kim điện kế chỉ số 0.

- Khi bật đèn, kim điện kế bị lệch đi.

Trả lời câu hỏi trang 73 SGK KHTN 7 

* Câu hỏi và bài tập

Câu 1: Nếu thay điện kế trong Hình 15.1 bằng một quạt máy nhỏ và bật đèn, thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Tại sao?

Câu 2: Giải thích vì sao chai nước để ngoài nắng, sau một khoảng thời gian thì nóng lên. Năng lượng ánh sáng đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?

Câu 3: Nêu thêm ví dụ về sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời ở gia đình hoặc địa phương. Cho biết năng lượng ánh sáng mặt trời đã chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào trong mỗi ví dụ ? Tại sao cần ưu tiên sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời ?

Lời giải

Câu 1: 

Nếu thay điện kế trong Hình 15.1 bằng một quạt máy nhỏ và bật đèn, thì quạt sẽ hoạt động. Khi bật đèn, đèn phát ra ánh sáng (quang năng), quang năng của bóng đèn sẽ chuyển hóa thành điện năng, cung cấp năng lượng cho quạt hoạt động

Câu 2: 

- Chai nước để ngoài nắng, sau một khoảng thời gian thì nóng lên vì nước trong chai hấp thụ năng lượng ánh sáng từ mặt trời.

- Năng lượng ánh sáng đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt

Câu 3: 

- Ban ngày, mở cửa sổ đón ánh sáng Mặt Trời, không cần bật đèn.

Lúc này sử dụng đúng chức năng chiếu sáng của Mặt Trời

- Sử dụng năng lượng ánh sáng để phơi quần áo, phơi thóc, …

Lúc này năng lượng ánh sáng Mặt Trời đã chuyển hóa thành nhiệt năng.

- Sử dụng năng lượng mặt trời để làm nóng nước, sưởi ấm không gian, …

Lúc này năng lượng ánh sáng sáng mặt trời đã chuyển hóa thành nhiệt năng.

- Cần ưu tiên sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời vì đây là nguồn năng lượng có thể coi là vô hạn, xanh, sạch, thân thiện với môi trường. Việc sử dụng năng lượng Mặt Trời thay thế các nguyên liệu hóa thạch còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính.


II. Chùm ánh sáng và tia sáng

Trả lời câu hỏi trang 74 SGK KHTN 7 

* Câu hỏi và bài tập

Hãy tìm thêm ví dụ về chùm sáng song song, chùm sáng hội tự và chùm sáng phân kì trong thực tế.

Lời giải

- Chùm sáng song song : ánh sáng mặt trời, đèn pin, dây tóc bóng đèn, đèn các loại xe phương tiện, đèn chiếu phẫu thuật trong bệnh viện.

- Chùm sáng phân kì : ánh sáng của thanh sắt mặt trời, mặt trời, đèn học tập, ngọn lửa, đèn của các loại xe phương tiện giao thông.

- Chùm sáng hội tụ : chùm sáng đi tới song song đi vào gương cầu lõm thì chùm phản xạ  là chùm hội tụ, gương cầu lõm, kính hiển vi điện tử, tia laser, kính lúp.

Trả lời câu hỏi trang 74 SGK KHTN 7 

* Hoạt động

- Dùng miếng bìa có khoét một lỗ nhỏ hoặc che tấm kính của đèn pin và bố trí thí nghiệm như Hình 15.6. Bật đèn pin, điều chỉnh miếng bìa sao cho vệt sáng từ lỗ nhỏ đi là là trên mặt màn hứng.

- Quan sát và mô tả vệt sáng đó.

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 15 | Soạn KHTN 7 Bài 15 ngắn nhất - Kết nối TT

Lời giải

Bố trí thí nghiệm như Hình 15.6, quan sát ta thấy một vệt sáng hẹp, thẳng trên màn hứng.

Trả lời câu hỏi trang 74 SGK KHTN 7 

* Câu hỏi và bài tập

Câu 1: Chùm sáng phát ra từ một bút laser có thể coi là mô hình tia sáng không? Tại sao?

Câu 2: Chùm sáng phát ra từ một đèn pin có thể coi là mô hình tia sáng không? Tại sao?

Lời giải

Câu 1: Chùm sáng phát ra từ một bút laser có thể coi là mô hình tia sáng, vì chùm sáng phát ra từ tia laser hẹp, thẳng và đi theo hướng của tia sáng

Câu 2: Chùm sáng phát ra từ một đèn pin không thể coi là mô hình tia sáng. Vì chùm sáng do đèn phát ra là chùm sáng rộng có thể phân kì hoặc song song tùy theo cách chỉnh pha đèn.


III. Vùng tối

Trả lời câu hỏi trang 75 SGK KHTN 7 

* Câu hỏi và bài tập

Hãy mô tả bóng của vật cản sáng trên màn chắn ở Hình 15.8a và giải thích tại sao có bóng đó.

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 15 | Soạn KHTN 7 Bài 15 ngắn nhất - Kết nối TT

Lời giải

Từ hình vẽ, ta thấy rằng bóng của vật cản sáng trên màn chắn có màu đen, tròn và to hơn vật cản sáng, xung quanh bóng là vùng sáng hoàn toàn.

Khi ánh sáng chiếu tới vật, phần được chiếu sáng thì sẽ sáng lên, phần không được chiếu sáng sẽ tối đi do không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới. Có một phần ánh sáng không đi qua vật và đi thẳng tới màn chắn, do đó phần không được chiếu sáng trên vật sẽ hiện bóng lên màn chắn.

Trả lời câu hỏi trang 76 SGK KHTN 7 

* Câu hỏi và bài tập

Câu 1: Hãy mô tả bóng của vật cản sáng thu được trên màn chắn trong thí nghiệm ở Hình 15.9a.

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 15 | Soạn KHTN 7 Bài 15 ngắn nhất - Kết nối TT

Câu 2: Tìm thêm ví dụ về vùng tối do nguồn sáng thu hẹp và vùng tối do nguồn sáng rộng

Lời giải

Câu 1: Bóng của vật cản sáng thu được trên màn chắn trong thí nghiệm Hình 15.9a không rõ nét

Câu 2: 

- Vùng tối do nguồn sáng hẹp: bóng của quả cam dưới ánh sáng của bóng đèn dây tóc

- Vùng tối do nguồn sáng rộng: bóng của cây dưới ánh nắng mặt trời

Trả lời câu hỏi trang 76 SGK KHTN 7 

* Hoạt động

Câu 1: Đặt một vật cản sáng trước ánh nắng mặt trời (lúc trời nắng và không có mây che) để thu bóng của nó trên một màn chắn. Tự làm thí nghiệm để rút ra nhận xét về bóng của vật.

Câu 2: Giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu mục III.

Trong trò chơi tạo bóng (Hình 15.7), khi dùng bóng đèn dây tóc thì bóng của vật sẽ rõ nét; còn khi dùng bóng đèn ống thì bóng của vật không rõ nét. Để giải thích hiện tượng này, chúng ta phải tìm hiểu sự khác biệt giữa vùng tối do nguồn sáng hẹp và vùng tối do nguồn sáng rộng.

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 15 | Soạn KHTN 7 Bài 15 ngắn nhất - Kết nối TT

Lời giải

Câu 1: 

Sau khi tiến hành thí nghiệm ta thấy: bóng của vật là bóng đen rõ nét trên mặt đất.

Vì lúc trời nắng và không có mây che thì mặt trời là nguồn sáng hẹp, các tia sáng đến mặt đất được coi là song song và có cường độ lớn, nên khi có vật chắn sáng sẽ tạo ra bóng đen rõ nét trên mặt đất.

Câu 2: 

- Khi dùng bóng đèn dây tóc thì bóng của vật sẽ rõ nét vì bóng đèn dây tóc là nguồn sáng hẹp nên vùng phía sau tay ta là vùng tối.

- Khi dùng bóng đèn ống thì bóng của vật không rõ nét vì bóng đèn ống là nguồn sáng rộng nên vùng phía sau tay ta có cả vùng tối và vùng tối không hoàn toàn.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn KHTN 7 Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 28/07/2022 - Cập nhật : 07/09/2022