logo

Soạn HĐTN 10 Chủ đề 3: Tư duy phản biện, tư duy tích cực - Cánh diều

Hướng dẫn Soạn HĐTN 10 Chủ đề 3: Tư duy phản biện, tư duy tích cực ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK HĐTN 10 Cánh diều theo chương trình sách mới. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

Chủ đề 3: Tư duy phản biện, tư duy tích cực - Cánh diều


Hoạt động 1: Tìm hiểu tư duy phản biện

Câu 1

Trao đổi để xác định những ý nào dưới đây là biêu hiện của tư duy phản biện.

Lời giải:

Soạn HĐTN 10 Chủ đề 3: Tư duy phản biện, tư duy tích cực - Cánh diều

+ Những ý là biểu hiện của tư duy phản biện:

- Có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin

- Xem xét các phương án giải quyết vấn đề khác nhau

- Đánh giá kĩ mọi thông tin trước khi đi đến kết luận

- Đặt ra nhiều câu hỏi để tìm hiểu một vấn đề

- Sẵn sàng thay đổi góc nhìn, quan điểm

- Đề xuất nhiều cách thực hiện cho một vấn đề

Câu 2

Thảo luận về các bước hình thành tư duy phản biện và nêu ví dụ minh họa.

Lời giải:

Ví dụ: Anh A đưa ra ý kiến rằng Công ty X là một công ty có phúc lợi tốt cho nhân viên. Anh B là nhân viên từng làm việc ở công ty X phản biện, công ty X không có phúc lợi tốt, các bằng chứng anh đưa ra như công ty có mức lương thấp hơn các công ty khác trong cùng lĩnh vực, thường tăng giờ làm việc của nhân viên mà không hỗ trợ lương, công ty không thưởng cho nhân viên vào các dịp lễ tết, công ty luôn tìm cách để hạn chế đóng bảo hiểm cho nhân viên.


Hoạt động 2: Nhận diện khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực

Câu 1

Thảo luận các tình huống giả định sau đề nhận diện khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực của bản thân em.

* Tình huống 1:

      Đầu năm học, Tú được giáo viên chỉ định làm lớp trưởng tạm thời trong khi lớp chưa bầu được lớp trưởng chính thức. Một số bạn tỏ ý chống đối, không hợp tác khi Tú làm nhiệm vụ.

Tư duy tiêu cực Tư duy tích cực
Mình thật vô dụng khi nói mà người khác không nghe. Hết thời gian làm tạm thời, mình sẽ xin thôi chức lớp trưởng. Mình đã rất cố gắng, nhưng có lẽ mình chưa hiểu hết các bạn. Có thể mình cần xem lại cách làm việc của mình và nhờ các bạn góp ý thêm.

* Tình huống 2:

     Hải vốn là một học sinh giỏi và rất chăm chỉ, nhưng bài kiểm tra một số môn gần đây của Hải lại chỉ được điểm trung bình

Tư duy tiêu cực Tư duy tích cực
Mình chán ghét bản thân quá. Thật xấu hổ vì còn kém cả mấy bạn học lực trung bình trong lớp. Mình đã chủ quan không ôn luyện các dạng bài tập đó vì nghĩ nó quá đơn giản. Mình cần cẩn thận hơn nữa và quyết tâm cao để điểm thi cuối kì bù lại điểm thấp này.

Lời giải:

Thảo luận các tình huống giả định sau đề nhận diện khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực của bản thân em.

Tình huống 1: Tư duy theo hướng tích cực

- Mình đã rất cố gắng nhưng có lẽ mình chưa hiểu hết các bạn. Có thể mình cần xem lại cách làm việc của mình và nhờ các bạn góp ý thêm.

Tình huống 2: Tư duy hướng tích cực

- Minh đã chủ quan không ôn luyện các dạng bài tập đó vì nghĩ nó quả đơn giản. Minh cần cần thận hơn nữa và quyết tâm cao đề điểm thi cuối kì bù lại điểm thấp này.

Câu 2

Trao đổi về ý nghĩa, tác dụng của tư duy tích cực trong học tập và giao tiếp.

Lời giải:

Một người có tư duy tích cực sẽ luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, lạc quan và hạnh phúc. Chính nguồn năng lượng tinh thần “vô giá” đó sẽ giúp họ có một cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Sức mạnh tinh thần tốt là “phương thuốc hữu hiệu” để hỗ trợ và điều trị các loại bệnh bên trong. Dù có thể bạn không thể chống đỡ được sự ảnh hưởng của bệnh tật, nhưng suy nghĩ tích cực sẽ sống bạn sống ý nghĩa hơn. Theo thời gian, tình trạng sức khỏe được cải thiện theo chiều hướng tốt.


Hoạt động 3: Điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực

Câu 1

Thảo luận và đề xuất những cách rèn luyện đề điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.

Lời giải:

Những cách rèn luyện để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực:

+ Thay đổi thói quen: rèn luyện tâm trí theo suy nghĩ tích cực, nỗi sợ hãi sẻ không thể kiểm soát bạn nữa.

+ Cẩn trọng trong lời nói: trước khi quyết định thay đổi cách nói chuyện, bạn cần biết bản thân đang sử dụng lời nói nào

+ Tìm đến những người bạn ngưỡng mộ và lắng nghe những câu chuyện cảm hứng của họ

+ Điều chỉnh cách suy nghĩ trong mọi hoàn cảnh, luôn nhìn mọi chuyện theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp.

Câu 2

Chia sẻ một tình huống khiến em suy nghĩ tiêu cực và cách em đã thực hiện đề điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân.

Soạn HĐTN 10 Chủ đề 3: Tư duy phản biện, tư duy tích cực - Cánh diều

Lời giải:

+ Tình huống: Một người bạn thân thiết lỡ quên sinh nhật của em do gia đình bạn có chuyện đột xuất

+ Biểu hiện của suy nghĩ tiêu cực:

- Tâm trạng ghét bỏ, chán nản,

- Không muốn nói chuyện, tránh né bạn không muốn lại gần với bạn

- Lời nói, thái độ tỏ ra bực dọc, châm chọc

+ Cách em làm thay đổi theo hướng tích cực:

- Suy nghĩ, xem xét lại câu chuyện

- Tìm hiểu lý do bạn quên sinh nhật mình bằng cách trực tiếp trao đổi, hỏi han bạn

- Tự nói với mình những lời động viên, tích cực.


Hoạt động 4: Rèn luyện tư duy phản biện

Câu 1

Lựa chọn một trong những vấn đề sau và vận dụng các bước hình thành tư duy phản biện đê phân tích, đánh giá, nêu chính kiến của em về vấn đề.

Lời giải:

+ Vấn đề em lựa chọn: Học tập trực tuyến có thể thay thế học tập trực tiếp tại trường

+ Hình thức thể hiện tư duy phản biện: thuyết trình

+ Vấn đề chính cần bàn luận: học trực tuyến có thể thay thế học trực tiếp tại trường

+ Thu thập thông tin, dữ liệu: Các lớp học trực tuyến (online) đã trở nên phổ biến trong bối cảnh đại dịch COVID-19, công nghệ cũng mang lại nhiều lợi ích đối với giao tiếp giữa giáo viên và học sinh.

+ Phân tích tổng hợp thông tin, đưa ra đánh giá:

- Lợi ích của việc học trực tuyến: linh hoạt địa điểm, thời gian dạy và học; tiết kiệm nhiều chi phí; tạo không gian học tập thoải mái; lưu trữ tài liệu học tập dễ dàng;…

- Trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 diễn ra phức tạo ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người thì đây là giải pháp được coi là tốt nhất cho học sinh, sinh viên trong việc học tập

+ Thể hiện quan điểm cá nhân:

Theo em việc học trực tuyến có thể là giải pháp tốt nhất trong bối cảnh đại dịch diễn ra phức tạp nhưng không thể thay thế cho học tập trực tiếp tại trường vì:

- Việc tới lớp cùng thầy cô, bạn bè là đặc biệt quan trọng, là động lực khiến người học tiếp tục nghiên cứu quá trình học tập của mình. Nó giúp gắn kết giữa lý thuyết với thực hành và biến hoạt động tiếp nhận thông tin thành tương tác thông tin.

- Đặc biệt,  học trực tiếp thúc đẩy các giao tiếp xã hội do có sự tương tác trực tiếp giữa người học với nhau cũng như giữa người học với người dạy.

- Lớp học trực tiếp xây dựng cho người học các kỹ năng tổ chức kỷ luật như: đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp…

Câu 2

Chia sẻ cảm nhận của em về ý kiến phản biện của các bạn đối với những vấn đề trên

Lời giải:

+ Ý kiến của các bạn: Hầu hết các bạn trong lớp không đồng tình với những vấn đề trên.

+ Cảm nhận của em:

- Ý kiến phản biện của các bạn khá logic, có dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho ý kiến của mình đưa ra

- Tuy nhiên, một số ý kiến phản biện của các bạn chưa rõ ràng, còn lan man, không đi chứng minh vào vấn đề trọng tâm.

- Đặc biệt, các bạn mới nhìn thấy một khía cạnh của vấn đề và chưa lập luận được vấn đề ở một tình huống khác.


Hoạt động 5: Vận dụng tư duy phản biện, tư duy tích cực khi đánh giá sự vật, hiện tượng

Câu 1

Chọn một cuốn sách hoặc bộ phim mà em muốn bình luận, giới thiệu với các bạn.

Lời giải:

Bộ phim em muốn bình luận, giới thiệu với các bạn: Mắt biếc là phim điện ảnh chính kịch lãng mạn của Việt Nam năm 2019 do Victor Vũ đạo diễn. Đây là phiên bản chuyển thể điện ảnh từ tiểu thuyết cùng tên phát hành năm 1990 của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Câu 2

Vận dụng tư duy phản biện. tư duy tích cực để bình luận về nội dung cuốn sách, bộ phim đó.

Soạn HĐTN 10 Chủ đề 3: Tư duy phản biện, tư duy tích cực - Cánh diều

Lời giải:

“Hạt giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu mách chúng ta khi gặp phải thử thách, những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nhưng chỉ cần có ý chí và niềm tin bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến đích thành công.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta mang một sức mạnh ý chí, gạt đi những giọt nước mắt đau khổ để đứng dậy, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó thì ta sẽ nhận ra: Đằng sau những giọt nước mắt đó vẫn còn một niềm vui và hạnh phúc và trái lại nếu dễ dàng vứt kiếm buông xuôi thì ta chỉ nhận được thất bại song song với những nỗi buồn ám mãi không buông.

Có những lúc tôi thất bại và muốn lùi lại nhưng rồi tôi đã cố gắng bước lên vì “Hạt giống tâm hồn” mang cho tôi sức mạnh vi diệu ấy.

“Hạt giống tâm hồn” cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống. Cảm ơn “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách giúp tôi nhận thức đúng về giá trị bản thân và làm nguồn động lực khi tôi vấp ngã, thất bại trong cuộc sống.

>>> Xem trọn bộ: Giải Hoạt động trải nghiệm 10 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn HĐTN 10 Chủ đề 3: Tư duy phản biện, tư duy tích cực trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 06/09/2022 - Cập nhật : 08/09/2022