logo

Soạn HĐTN 10 Chủ đề 2: Xây dựng quan điểm sống - Chân trời ST

Hướng dẫn Soạn HĐTN 10 Chủ đề 2: Xây dựng quan điểm sống ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK HĐTN 10 Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

Chủ đề 2: Xây dựng quan điểm sống - Chân trời sáng tạo 


Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về quan điểm sống của bản thân

Câu 1. Chia sẻ cách hiểu của em về quan điểm sống.

Lời giải:

Quan niệm sống là những tư tưởng tồn tại trong đời sống tinh thần nhưng lại chính là kim chỉ nam định hướng cho những suy nghĩ và hành động của con người.

Câu 2. Chia sẻ quan điểm sống của em và đưa ra nhận xét về quan điểm sống của các bạn dưới đây:

Soạn HĐTN 10 Chủ đề 2: Xây dựng quan điểm sống - Chân trời ST

Lời giải:

- HS đưa ra các quan điểm sống khác nhau, quan điểm sống chân thành, sống ngay thẳng, sống tử tế và không vụ lợi…

- Nhận xét quan điểm sống của các bạn: Các quan điểm sống chân thật, đúng đắn và tích cực. HS tham khảo các quan điểm sống và học hỏi.

Câu 3. Chỉ ra một số quan điểm sống mà em đánh giá cao và những biểu hiện của quan điểm sống đó.

Lời giải:

- Chăm chỉ, nghị lực, theo đuổi mục tiêu.

- Tập trung cao độ cho công việc trong thời gian quy định.

- Không ngừng cố gắng.

- Sẵn sàng đón nhận thử thách, không than phiển.


Nhiệm vụ 2: Xác định đặc điểm tính cách của bản thân

Câu 1. Lựa chọn và sắp xếp những từ thể hiện nét tính cách của em theo các mối quan hệ phù hợp.

Lời giải:

- HS tìm hiểu những nét tính cách thể hiện ở bản thân qua các mối quan hệ xung quanh: với người khác, với công việc, với bản thân, với tài sản.

- Dựa vào bảng đã cho, HS xác định những nét tính cách của bản thân: cởi mở, cẩn thận, lạc quan, trách nhiệm, gọn gàng.

- Với những nét tính cách tích cực HS cần phát huy và hạn chế những nét tính cách chưa tốt.

Câu 2. Chỉ ra những nét tích cực và chưa tích cực trong tính cách của em.

Lời giải:

VD: Vui vẻ nhưng nóng tính

Vội vã nhưng lạc quan


Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu cách tư duy phản biện

Câu 1. Chia sẻ với các bạn về một số biểu hiện của người có tư duy phản biện.

Lời giải:

Một số biểu hiện của người có tư duy phản biện:

1. Dễ dàng giao tiếp với người không cùng quan điểm

Có thể tiếp xúc và đối thoại dễ dàng với những người không cùng ý kiến, quan điểm là một trong những biểu hiện rõ nét nhất thể hiện bạn là người có tư duy phản biện. Điều này thể hiện bạn là những người có khả năng giao tiếp tốt, không ngại những xung đột, cạnh tranh có thể phát sinh trong khi trò chuyện với đối phương.

2. Có thói quen tham khảo và tìm kiếm thông tin đa chiều

Là một người có tư duy phản biện, chắc chắn bạn sẽ không cho phép mình chỉ lắng nghe thông tin từ một phía duy nhất. 

3. Luôn đặt ra nhiều câu hỏi

Liên tục đặt các câu hỏi là một trong những thói quen làm việc của người có tư duy phản biện. Bạn luôn tò mò với tất cả những thông tin, sự vật, hiện tượng liên quan tới công việc của mình và có đôi khi sự tò mò của bạn cũng khiến cho người khác cảm thấy khó chịu phần nào. Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời sẽ giúp bạn nắm rõ những nhiệm vụ, công việc mà mình phụ trách, để từ đó có cách suy xét đúng hướng trước khi phát biểu quan điểm và triển khai hành động

4. Bị thu hút bởi cách thức hoạt động của mọi thứ

Tập trung và bị hấp dẫn bởi sự hoạt động của mọi thức xung quanh là cách mà bạn thể hiện mình không ngừng học hỏi, tiếp thu kiến thức mọi lúc, mọi nơi.

Câu 2. Thảo luận về cách tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng theo hướng dẫn sau:

Soạn HĐTN 10 Chủ đề 2: Xây dựng quan điểm sống - Chân trời ST

Lời giải:

HS cùng nhau thảo luận theo gợi ý

Câu 3. Chia sẻ cách em tư duy phản biện với các ý kiến về những vấn để khác nhau trong cuộc sống.

Lời giải:

Chia sẻ về những cách tư duy phản biện:

- Cân nhắc chuẩn bị danh sách những ưu và khuyết điểm, trên tinh thần hoặc trên giấy và đánh giá một cách nghiêm túc mọi thứ từ góc độ của người khác.

- Thông qua thời gian và nỗ lực, bạn có thể cải thiện khả năng và quá trình ra quyết định của mình bằng cách đánh giá tất cả thông tin có sẵn.

- Việc phán đoán nhanh một tình huống và chuyển sang việc khác có thể bị hấp dẫn, nhưng việc áp dụng tư duy phản biện thường sẽ mang lại kết quả khả quan hơn.


Nhiệm vụ 4: Rèn luyện tư duy phản biện thông qua tranh biện

Câu 1. Thảo luận về các bước thực hiện tranh biện và xác định các biếu hiện của tư duy phản biện ở mỗi bước.

Lời giải:

Soạn HĐTN 10 Chủ đề 2: Xây dựng quan điểm sống - Chân trời ST

- Bước 1: Đọc kĩ chủ đề tranh biện

- Bước 2: Xác định luận điểm và sắp xếp các ý luận điểm cho logic

- Bước 3: Sắp xếp và cân bằng các câu tranh biện

- Bước 4: Trình bày tự tin, rõ ràng

- Bước 5: Lập luận phản bát, bảo vệ ý kiến

- Bước 6: Trả lời, thuyết phục các câu hỏi

Câu 2. Thực hành tranh biện về nhận định sau dựa vào các bước hướng dẫn trên:

Soạn HĐTN 10 Chủ đề 2: Xây dựng quan điểm sống - Chân trời ST

Lời giải:

- HS đưa ra lập luận và tranh biện về ý kiến “Học Đại học là con đường tốt nhất để vào đời”.

1. Vào đại học là con đường đáng mơ ước, mở ra nhiều cơ hội

- Khi vào đại học, nếu thực sự có năng lực, khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn.

- Học đại học sẽ tạo nền tảng kiến thức vững chắc để sau này có thể tiến xa hơn, vận dụng nó vào trong công việc hiệu quả.

2. Nhưng vào đại học không phải con đường tiến thân duy nhất

- Tuy nhiên tấm bằng đại học không phải tấm vé bước vào đời để bạn muốn đến đâu tùy thích, đó chỉ là yếu tố nhỏ góp phần tạo cơ hội cho bạn trong cuộc sống.

- Sự thành công không phụ thuộc hoàn toàn vào thành tích học tập ở đại học mà phụ thuộc vào năng lực thực tế của mỗi người khi bước vào đời.

- Trên thực tế, ở một số ngành, cơ cấu đào tạo chưa căn cứ vào cơ cấu sử dụng nhân lực thực tiễn, dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ.

- Trên thực tế, cuộc sống cũng chính là một trường đại học rộng lớn, dạy cho con người biết nhiều vấn đề thực tiễn, ở đó con người không học thông qua lí thuyết mà qua trải nghiệm.

- Nhiều người đã thực sự thành công mà không cần bước chân vào con đường đại học. (Lấy VD dẫn chứng)

3. Bài học nhận thức

- Cần lựa chọn con đường phù hợp với năng lực, nguyện vọng của mình và điều kiện gia đình.

- Dù học đại học hay đi theo những con đường khác thì luôn phải nỗ lực hết mình với con đường mình đã chọn.

- Không ngừng trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân, trở thành người có ích cho xã hội.

- Nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề.

- Là những người trẻ hãy luôn chủ động và sáng suốt trong sự lựa chọn của mình, hãy luôn làm chủ tương lai của mình.

Câu 3. Chia sẻ với các bạn, thầy cô và người thân về những tình huống em rèn luyện phát triển tư đuy phản biện.

Lời giải:

– Bạn A nói: “3×3=12”, bạn B đáp lại: “Sai, 3×3=9”. Lúc này thì nó không được gọi là tư duy phản biện vì không thể đưa ra những lý lẽ chứng cớ mà mình quan sát được, và nó vốn là tất nhiên.

– Bạn A kể “B là 1 học sinh học giỏi”, Bạn C dựa trên quan sát tổng thể về điểm số cũng như cách phát biểu trong những giờ học và khẳng định “B là học trò dỡ bởi vì….”. Đây chính là một tư duy phản biện nhưng cùng lúc đó C cũng phải đưa ra những lý lẽ, chứng cớ mà mình quan sát được về bạn B.

Câu 4. Chia sẻ về sự thay đổi của bản thân trong quá trình rèn luyện.

Lời giải:

- Chia sẻ về sự thay đổi của bản thân trong quá trình rèn luyện:

+ Có thêm những góc nhìn mới.

+ Suy nghĩ sâu sắc hơn.

+ Nhận thức đa chiều các vấn đề trong cuộc sống.

+ Thái độ tích cực học hỏi.


Nhiệm vụ 5: Điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân

Câu 1. Điều chỉnh tư duy trở nên tích cực trong tình huống dưới đây:

Soạn HĐTN 10 Chủ đề 2: Xây dựng quan điểm sống - Chân trời ST

Lời giải:

- Nhân vật nam: Phải cố gắng rèn luyện bản thân nhiều hơn vì tính cẩn thận sẽ rất cần thiết

- Nhân vật nữ: Sẽ nhìn nhận lại những khuyết điểm bản thân, vì B phê bình để mình thấy khuyết điểm đó và ngày càng hoàn thiện hơn

Câu 2. Chia sẻ cách điều chỉnh tư duy tích cực của em và những tình huống em điều chỉnh mang lại kết quả tốt đẹp.

Lời giải:

HS tự chia sẻ


Nhiệm vụ 6: Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân

Câu 1: Trao đổi với các bạn về cách phát huy điểm khắc phục điểm yếu của bản thân

Lời giải:

- Học sinh trao đổi theo nhóm để đưa ra những điểm mạnh/ điểm yếu.

- Thực hành khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh.

Khắc phục điểm yếu

Phát huy điểm mạnh

- Trễ giờ, thiếu sáng tạo trong học tập.

- Tự tin trước đám đông.

- Vội vàng, không cẩn thận…

- Nhiệt tình giúp đỡ người khác.

- Ngại giao tiếp tiếng Anh.

- Khả năng kể chuyện truyền cảm.

Câu 2: Thực hiện thường xuyên các hành vi tích cực trong cuộc hàng ngày và khắc phục những điểm chưa tích cực

Lời giải:

- HS xác định và thực hiện thường xuyên các hành vi tích cực trong cuộc sống hằng ngày và khắc phục dần những điểm chưa tích cực.

- Đọc lại những điều tích cực/ tiêu cực ở bài tập trước.

Câu 3: Chia sẻ về kết quả rèn luyện của em trong phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của

Lời giải:

- HS chia sẻ về kết quả rèn luyện của em trong phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.

- Em đã tích cưc phát huy điểm mạnh, tạo kết quả và ảnh hưởng tốt tới mọi người xung quanh.

- Em khắc phục những điểm yếu để hoàn thiện bản thân, trở thành một học sinh hoàn thiện hơn.


Nhiệm vụ 7: Thể hiện quan điểm sống tích cực trong cuộc sống

Câu 1. Thể hiện quan điểm sống của em trong các mối quan hệ bằng những hành vị, việc làm cụ thể.

Lời giải:

- Nghiêm khắc với chính mình; yêu thương bản thân,...

- Hoà đồng và tôn trọng người khác,...

- Hoàn thành nhiệm vụ được giao, có hành vỉ văn minh, lịch sự.,...

- Giữ gìn, trân trọng tài sản chung,...

Câu 2. Lan toả những điều tích cực tới những người xung quanh em và chia sẻ cảm xúc của em sau hoạt động.

Lời giải:

- Thực hành lan tỏa những điều tích cực tới những người xung quanh em và chia sẻ cảm xúc của em sau hoạt động.

- Lan tỏa những điều tích cực bằng các hành động cụ thể.

- Chia sẻ cảm xúc sau hoạt động: vui vẻ, hạnh phúc, có động lực…


Nhiệm vụ 8: Tự đánh giá

Đề bài

Đánh giá mức độ đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu của chủ đề.

Lời giải:

Soạn HĐTN 10 Chủ đề 2: Xây dựng quan điểm sống - Chân trời ST

Xác định và tiếp tục rèn luyện những kĩ năng liên quan đến xây dựng quan điểm sống.

HS tự đánh giá

>>> Xem trọn bộ: Giải Hoạt động trải nghiệm 10 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn HĐTN 10 Chủ đề 2: Xây dựng quan điểm sống trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 20/08/2022 - Cập nhật : 05/09/2022