logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Sông núi nước Nam

Soạn bài Sông núi nước Nam nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Sông núi nước Nam??? Đúng vậy, tất cả sẽ có trong bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo nhé


Soạn bài: Sông núi nước Nam (trong 10 phút)

Soạn bài Sông núi nước Nam | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai

ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM

Câu 1

Đặc điểm bài thơ Nam Quốc Sơn Hà

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ)

- Gieo vần : Các chữ cuối cùng của câu thơ 1,2,4 gieo vần với nhau (vần ư)

Câu 2

- Tuyên ngôn độc lập là bản lời tuyên bố chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, dân tộc.

- Nội dung của bản tuyên ngôn độc lập trong bài thơ được thể hiện qua các chi tiết:

“Nam quốc Sơn Hà, Nam đế cư

 Tiệt nhiên địn phận tại thiên thư”

=> Xác định danh giới lãnh thổ (nước Nam), đó là nơi định cư, sinh sống của con dân Việt Nam, và có nền chính trị riêng với sự đứng đầu của Vua (Nam đế cư)

=> Việc phân chia ranh giới, địa phận đã được định sẵn theo tạo hóa, và không thể chối cãi.

Câu 3 

Trong bài thơ, nội dung biểu ý được thể hiện rất rõ ràng:

- 2 câu đầu: Lời tuyên bố đanh thép khẳng định chủ quyền của quốc gia, dân tộc, qua việc dựa vào cơ sở, chân lí của “thiên thư”, để nói lên rằng, sự phân chia lãnh thổ, đã được sách trời định sẵn, nên không thể tự nhiên mà làm trái được.

- 2 câu cuối: Là sự tố cáo đối với hành động xâm lược của giặc, đưa ra sự khẳng định chắc nịch về kết quả của hành động cố tình xâm chiếm của giặc, đó là sự thất bại thảm khốc.

=> Nhận xét: Tuân theo bố cục này, bài thơ về hình thức và nội dung đều thể hiện được rõ ràng sự biểu ý của bài thơ: ngắn gọn, súc tích và logic

Câu 4

Ngoài biểu ý, bài thơ Sông núi nước Nam còn bày tỏ những cảm xúc một cách kín đáo mà quyết liệt. Đó là niềm tự hào, tự tôn dân tộc về chủ quyền, về sức mạnh và lãnh thổ dân tộc. Qua đó, những từ ngữ sử dụng cũng thể hiện thái độ cay ghét với lũ giặc ngoại xâm cũng như bày tỏ sự quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc nước Nam. Hơn thế nữa, khi nói ra sự thất bại của giặc cũng chính là lúc thể hiện niềm tin tuyệt đối vào sự chiến thắng của con dân nước Nam.

Câu 5

Qua các từ ngữ được sử dụng trong bài thơ, chúng ta có thể thấy rằng, bài thơ mang một giọng điệu đanh thép quyết liệt, dứt khoát, hào hùng, khẳng định chắc nịch về chủ quyền đất nước, ngoài ra, những câu thơ cũng thể hiện tâm thế đầy tự hào, tự tôn về dân tộc, về đất nước cũng như sự quyết tâm bảo vệ đất nước mình.

LUYỆN TẬP

Câu 1

Trong bài thơ sử dụng cụm từ “Nam đế cư” chứu không phải là “Nam nhân cư” bởi :

- Đế: Vua ( thể hiện sự ngang hàng với nhà nước trung Hoa) khẳng định rằng, nước Nam có Vua  riêng chứu không phải là một nước nhỏ thuộc về Trung Hoa

- Trong một quốc gia, cần có người đứng đầu để duy trì, bảo đảm sự ổn định cho đất nước. Ở đây, khi nói là “Nam đế cư”, thì được coi rằng, đất nước có người đứng đầu, có người làm chủ, như vậy, giúp xác định được chủ quyền của dân tộc, không chịu sự chi phối của bất kì Vua nào khác. Là nơi có Vua ở, thì Vua mới có quyền quyết định trong mọi việc.


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Sông núi nước nam

Vì sao “Sông núi nước Nam” được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ở nước ta?

Trả lời:

Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy. Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ “Sông núi nước Nam” thể hiện ở các khía cạnh:

- Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.

- Hai câu sau: Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

Bài thơ “Sông núi nước Nam” nói lên điều gì?

Trả lời:

Bài thơ đã nói lên:

- Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước, đánh tan mọi kẻ thù xâm lược của vua tôi nhà Trần.

- Khẳng định nước Nam là một nước độc lập, có quyền tự chủ.

- Thể hiện lòng yêu nước của quân đội và nhân dân Đại Việt.

Ý nghĩa của bài thơ “Sông núi nước Nam” là gì?

Trả lời:

- Chỉ bằng 4 câu thơ ngắn gọn nhưng đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập, tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.

Bài thơ “Sông núi nước Nam” ra đời trong cuộc kháng chiến nào?

Trả lời:

Bài thơ ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lí.

Bài thơ “Sông núi nước Nam” được sáng tác theo thể thơ nào?

Trả lời:

Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt

Hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ “Sông núi nước Nam”

Trả lời:

Như trên đã nói, bài thơ “Nam quốc sơn hà” ngoài nội dung biểu ý còn có nội dung biếu cảm. Để xác định được điều đó chúng ta cần căn cứ vào giọng điệu của bài thơ. Đó là một giọng điệu hùng hồn đanh thép, thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù và niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.

Trong câu 1 bài “Sông núi nước Nam”, tại sao tác giả không sử dụng “Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại dùng “Nam đế cư” (vua Nam ở)?

Trả lời:

- Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” (sách trời).

- Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao

- Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.

- Như vậy, tác giả nói "Nam đế cư" để hàm ý rằng nước ta có chủ quyền lãnh thổ, là một quốc gia độc lập.

Hãy giải thích vì sao bài thơ “Nam quốc sơn hà” từng được gọi là “bài thơ thần”.

Trả lời:

Vì năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng trong một đem, quân sĩ chợt nghe tiếng ngâm thơ từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát làm cho quân giặc khiếp sợ. Vì vậy bài thơ “Nam quốc sơn hà” từng được gọi là “bài thơ thần”.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021