logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Qua đèo ngang

Soạn bài Qua đèo ngang nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Qua đèo ngang??? Đúng vậy, tất cả sẽ có tại bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo


Soạn bài: Qua đèo ngang (trong 10 phút)

Soạn bài Qua đèo ngang | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai

ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM

Câu 1

Bài thơ Qua đèo ngang là bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật

- Số câu: có 8 câu thơ trong một bài thơ

- Số chữ: có 7 chữ trên một câu thơ

- Gieo vần: gieo vần ở chữ cuối các câu 1,2,4,6,8 (vần “a” : tà, hoa, nhà, gia, ta)

- Phép đối: đối câu 3 và câu 4 :

lom khom dưới núi, tiều vài chú - lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Đối câu 5 với câu 6:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc - Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Câu 2 

- Qua những chi tiết về thời gian và hình ảnh trong bài, cho ta thấy, thời gian trong bài thơ là lúc chiều tà (bóng xế tà)

- Buổi chiều, đặc biẹt là lúc chiều tà, khi mọi vật xung quanh dần chìm vào bóng đêm, sự giao hữu giữa ánh sáng còn sót lại và sự ập đến của bóng tối như đè nặng lên tâm trạng con người hơn bao giờ hết. Sự lắng lại của tâm trạng là những cảm xúc bâng khuâng, buồn man mác, nhìn cảnh vật gợi ra những nỗi nhớ nhung về quê hương da diết. => Trong bài thơ này, tác giả đã vận dụng thời điểm xế chiều của trời đất để diễn tả những cung bậc cảm xúc, những dòng tâm trạng của mình.

Câu 3 

Cảnh tượng đèo ngang được hiện lên với những chi tiết, hình ảnh, âm thanh đặc trưng của một buổi chiều buồn:

- Bóng xế tà: Con người được hiện ra qua hình ảnh cái bóng => Cách miêu tả thời gian gián tiếp và rất tinh tế

- Không gian: Đèo ngang, đang dần chìm vào bóng tối, chỉ còn trơ trọi một cái “bóng” của con người (ta với ta), còn lại là nhường chỗ cho cảnh vật. Nhưng cảnh vật cũng trở nên hoang sơ, tiêu điều “cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Sự cô đơ, trơ trọi của con người được đạt tới đỉnh điểm qua chi tiết “một mảnh tình riêng, ta với ta. Giữa vũ trụ bao la, giữa đèo, giữ sông, giữa núi non trùng điệp vậy mà hình ảnh nhân vật xuất hiện lẻ loi, cô đơn biết nhường nào tả xiết.

- Cuộc sống con người cũng không khác gì cảnh vật, vẫn là những hình ảnh gợi cho chúng ta sự xơ xác, thưa thớt, trống vắng, “lom khom dưới núi, tiều vài chú/ lác đác bên sông, chợ mấy nhà”.

- Âm thanh: âm thanh trở nên não lòng và hiu quạnh, không phải tiếng chợ gần xa, cũng chẳng có tiếng người qua lại, mà thay vào đó là tiếng kêu của con “quốc quốc”(con cuốc) và “gia gia”( con đa đa).

Câu 4

Qua những dòng tâm trạng buồn, bâng khuâng của tác giả, cảnh tượng đèo ngang hiện lên như chất chứa những dòng cảm xúc ấy. Từ cảnh vật, âm thanh, màu sắc, và cuộc sống con người cũng mang trong mình một vẻ buồn, vắng lặng, hoang sơ. Giữa cái trùng trùng, điệp điệp của núi sông ấy, càng làm con người trở nên nhỏ bé, và chạm đến những miền cảm xúc sâu thẳm trong lòng. Sự vắng lặng đến tột cùng ấy, được rót vào bởi tiếng kêu đến não lòng, làm cho những nỗi nhớ nhung về quê nhà càng da diết và tha thiết trong lòng tác giả.

Câu 5

Có thể khảng định rõ 2 trạng thái cảm xúc của tác giả khi qua đèo ngang, đó là sự buồn - nỗi nhớ.

Hai trạng thái tâm trạng đó được thể hiện theo 2 phương thức là trực tiếp và gián tiếp.

- Trực tiếp: ở đây, sự bộ lộ tâm trạng lẻ loi, cô đơn, bà buồn tủi được thể hiện ở câu “một mảnh tình riêng, ta với ta” => Mảnh tình riêng, là những cung bậc cảm xúc của bản thân tác giả. Có thể hiểu đây là nỗi buồn cho đất nước, cho quốc gia, và buồn cho chính bản thân mình. Khi quốc gia không còn được thịnh trị, kéo theo những số phận con người cũng trở nên long đong, lận đận, trong đó có tác giả. Và nỗi buồn ấy đẩy nhanh sang nỗi cô đơn tột đô “ta với ta”, chỉ có mình với cai bóng của mình, còn sự cô đơn nào hơn sự cô đơn này nữa?

- Gián tiếp: tác giả mượn hình ảnh của cảnh vật tại chốn hoang, thiếu sự sống con người, và đặc biệt là qua tiếng kêu “quốc quốc” và “gia gia” đã làm cho tác giả thấy nhớ quê nhà biết bao. Quốc quốc và gia gia, suy cho tận cùng, ghép lại là 2 chữ quốc gia (đất nước và gia đình) => Nỗi nhớ ở đây là nhớ về một thời bình yên, thịnh trị của đất, nhớ về thuở sum họp gia đình hạnh phúc.

Câu 6 

Đầu tiên là sự khác nhau về không gian giữa rộng lớn bao là và chật hẹp, khi không gian chật hẹp, con người trong đó còn có thể nhìn thấy giới hạn của không gian, ngược lại không gian bao la thì sự vô định giới hạn càng trở nên lớn. Khi tác giả đặt mình vào không gian rộng lớn của trời đất, sông núi, non nước thì càng khiến hình ảnh con người càng trở nên nhỏ bé, cô quạnh. Sự đối lập giữa cái nhỏ bé của con người với cái rộng lớn của vũ trụ càng làm cho tâm trạng con người trở nên buồn, trống vắng và cô quạnh.

LUYỆN TẬP

Hàm nghĩa của cụm từ “ta với ta” khi đặt trong ngữ cảnh của bài thơ, chính là chỉ tác giả với hoàn cảnh cô đơn, lẻ bóng giữa không gian đất trời bao la. Sự lặp lại từ ta và dùng quan hệ từ “với” càng nhấn mạnh thêm sự cô đơn tột cùng của chủ thể trữ tình. Chỉ có một mình tác giả cùng với cái bóng những cũng dần mất khi bóng tối trùm xuống.


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Qua đèo ngang

Bài thơ “Qua đèo ngang” được viết theo thể thơ nào?

Trả lời:

- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.

Bài thơ “Qua đèo ngang” thể hiện tâm trạng gì của tác giả?

Trả lời:

- Bài thơ thể hiện tâm trạng: nỗi nhớ thương nước nhà, nỗi buồn thầm lặng của tác giả, cùng với đó là sự cô đơn giữa thiên nhiên hoang sơ.

Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Qua đèo ngang” là gì?

Trả lời:

- Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết khi Bà Huyện Thanh Quan lần đầu tiên xa nhà xa quê để vào Huế nhận chức quan của mình. Bài thơ này được viết vào khoảng thế kỉ XIX.

Cảnh tượng Đèo Ngang trong bài thơ “Qua đèo ngang” được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?

Trả lời:

• Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày. Khi mọi người đều chuẩn bị kết thúc một ngày làm việc vất vả, đó cũng là lúc con người thường có những suy tư, những nỗi buồn man mác

• Thời điểm chiều tà thường gợi lên sự buồn vắng, cô đơn, đặc biệt là đối với những người bộ hành xa quê, thân gái dặm trường như bà lại càng buồn hơn, cô đơn hơn..

Hãy nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang trong bài thơ “Qua đèo ngang” qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.

Trả lời:

Cảnh tượng đèo Ngang hiện lên qua nét vẽ của bà Huyện Thanh Quan thật hoang sơ, vắng vẻ, có nét đẹp của núi non, sông nước. Nơi đây thấp thoáng sự sống của con người nhưng thưa thớt và ít ỏi.

Cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà, lại được nhìn từ tâm trạng của kẻ xa quê nên cảnh gợi lên cảm giác buồn, hoang sơ, vắng lặng.

Tìm hàm nghĩa của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua đèo ngang”.

Trả lời:

Ta với ta - đó là sự đối diện với chính mình, giữa không gian bao la rộng lớn nơi đất khách quê người, nhân vật trữ tình như tự mình đối diện với nỗi buồn, hiu quạnh, những tâm sự không biết chia sẻ cùng ai. Câu thơ kết thúc nhưng vẫn gợi ra những âm hưởng buồn man mác của con người trong nỗi cô đơn.

Tâm trạng của bà huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang được thể hiện theo cách thức nào?

Trả lời:

Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan đi qua Đèo Ngang được thể hiện qua cách thức: Mượn cảnh để thể hiện tình cảm

• Cảnh: đó là cảnh tượng của một vùng non nước bát ngát tuy có thấp thoáng sự sống của con người nhưng vẫn hoang sơ, hiu hắt, quạnh vắng

• Tình:Nỗi buồn bâng khuâng, man mác, hiu hắt, quạnh vắng

Nội dung và nghệ thuật bài thơ “Qua đèo Ngang”.

Trả lời:

Nội dung:

●  Miêu tả bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của con người nơi đèo Ngang: đẹp, hoang sơ nhưng gợi buồn

●  Bộc lộ tâm trạng: Hoài cổ nhớ nước, thương nhà da diết, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.

Nghệ thuật:

●  Tả cảnh ngụ tình đặc sắc.

●  Nhân hoá, đảo ngữ,điệp từ, chơi chữ.

●  Miêu tả kết hợp biểu cảm.

●  Lời thơ trang nhã điêu luyện, âm điệu trầm lắng.

Tại sao trong bài thơ “Qua đèo ngang” tác giả lại chọn cách bộc lộ “mảnh tình riêng” giữa trời đất bao la của đèo Ngang?

Trả lời:

• Cách nói mảnh tình riêng giữa cảnh: trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang khiến ta càng cảm thấy sự nhỏ bé của nữ sĩ trong không gian rộng lớn ấy. Nỗi cô đơn, hiu quạnh như đang xâm chiếm quanh tâm hồn nhà thơ.

• Thông qua biện pháp nghệ thuật tương phản đối lập (trời non nước >< mảnh tình riêng) cảnh Đèo Ngang càng trở nên bao la, rộng lớn bao nhiêu thì hình ảnh con người lại càng trở nên nhỏ bé, cô độc bấy nhiêu

Qua bài thơ “Qua đèo ngang”, cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì?

Trả lời:

Cảnh Đèo Ngang được miêu tả với những chi tiết về thiên nhiên và con người noi đây trong buổi chiều tà.

• Không gian: của núi rừng heo hút, vắng vẻ, hoang sơ, “cỏ cây chen đá lá chen hoa”. Núi non trùng trùng điệp điệp, biển cả mênh mông tiếp giáp dưới chân núi, khung cảnh hùng vĩ, rộng lớn. Nơi đây có cả trời, non, nước

• Thời gian: chiều tà, thời điểm khi mặt trời xuống núi.

• Âm thanh: quốc quốc, đa đa có tác dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.

• Con người: thưa thớt “tiều vài chú”, “chợ mấy nhà”.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021