logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Mùa xuân của tôi

Soạn bài Mùa xuân của tôi nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Mùa xuân của tôi??? Đúng vậy, tất cả sẽ có tại bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo


Soạn bài: Mùa xuân của tôi (trong 10 phút)

Soạn bài Mùa xuân của tôi | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai

TÓM TẮT:

Tác phẩm được viết khi tác giả đang xa cách quê hương đất Bắc, những lời tâm sự về nỗi nhớ quê hương càng trở nên da diết hơn bao giờ hết trong tâm trí tác giả. Bằng tình cảm tha thiết cũng như nỗi nhớ nhung da diết về quê hương, tác giả đã vẽ lại bức tranh mùa xuân miền Bắc thật đẹp và bình yên. Xuân đất Bắc hiện lên với những nét đặc trưng tiêu biểu của vùng miền, đó là tiết trời se se, cảnh vật, không khí trong lành, những cơn mưa xuân riêu riêu, hơn thế nữa là những phong tục tập quán của con người trong những ngày Xuân. Tinhd yêu quê hương đến mức coi quê hương là một phần trong cơ thể sống đã nuôi dưỡng mình, tác giả say xưa, đắm mình trong những khoảnh khắc khi nhắc về quê, và những giây phút quây quần bên gia đình mỗi độ xuân về. Đặc biệt, tác giả cũng bộc lộ tình cảm thương mến, yêu da diết nhất mùa xuân ở thời điểm sau rằm tháng giêng, mọi thứ mang một vẻ riêng của nó, của tiết trời, của những cơn mưa chuyển mình, dần dần mọi thứ nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật. Đã có không biết bgao nhiêu lần, tác giả đã bày tỏ những tình cảm của mình qua những câu văn thật nồng nàn và tha thiết: “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến”.

ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM

Câu 1

- Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở miền Bắc, cụ thể là Hà Nội, quê hương tác giả.

- Tác phẩm sáng tác khi tác giả đang nằm trong vùng kiểm soát của Mĩ trong Sài Gòn. Với tình yêu quê hương đậm sâu, chất chứa sâu sắc hơn bao giờ hết hình ảnh và nỗi nhớ về quê hương của một người con xa quê. Qua việc thể hiện tình cảm với quê hương, ẩn sâu trong đó là những nỗi niềm và mong ước cao cả, đúng đắn và sâu sắc, đó là mong ngày thống nhất Đất nước của tác giả.

Câu 2 

Tác phẩm có thể chia thành 3 phần:

- Phần 1: từ đầu à mê luyến mùa xuân: Tác giả khẳng định về tình yêu mùa xuân trong tất cả mọi người

- Phần 2: tiếp theo à mở hội liên hoan: Tác giả nêu lên những nét đặc trưng của mùa xuân Hà Nội : cảnh sắc, thiên nhiên, không khí chung của mùa xuân

- Phần 3: còn lại: Tình cảm của tác giả dành cho mùa xuân ở thời điểm sau rằm tháng riêng.

=> Cả 3 phần có sự liên kết theo mạch cảm xúc của tác giả: đầu tiên tác giả nêu những cảm nhận chung của con người về mùa xuân, tiếp đến là cảm nhận cụ thể về những nét đẹp của mùa xuân, cuối cùng là cảm nhận riêng của tác giả thời điểm xuân sau rằm tháng giêng => Mạch cảm xúc phát triển rất tự nhiên làm cho các đoạn văn cũng nhịp nhàng và tự nhiên hơn.

Câu 3

a. Trong phần 2 mùa xuân được gợi tả với đủ các đặc điểm:

- Màu sắc: hai màu đặc trưng dó là sông xanh, núi tím => hòa quyện tạo nên sự tươi mới và mộng mơ của thiên nhiên

- Thời tiết: mưa riêu riêu, gió lành lạnh, rét ngọt ngào,

- Âm thanh: tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, trồng chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng

- Con người: Khoác 1 cái áo lông, ngậm một cái ống điếu mở của đi ra ngoài, gia đình đoàn tụ êm đềm, những bàn thờ phật, bàn thờ thánh, bàn thờ tổ tiên, lòng người thấy ấm ám, vui như mở hội liên hoan.

b. Mùa xuân đến đã khơi dậy sức sống mãnh liệt trong thiên nhiên và con người mọi thứ từ thiên nhiên đến con người được diễn tả “ngồi yên không chịu được”

- Cái mùa xuân thần thánh làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy

- Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.

- Tim người ta dường như trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn

- “anh” cũng sống lại và thèm khát yêu thương thực sự

- Ngoài trời, ai cũng muốn yêu thương, về nhà lại cũng thấy yêu thương nữa

- Lòng anh ấm lạ lùng, miệng không nói ra nhưng trong lòng cảm thấy như hoa mới nở, bướm mói ra ràng mở hội liê hoan

=> Mùa xuân như đánh thức mọi vật, cảnh vật, con người trở nên đồng điệu cùng nhịp sống, cùng trở nên mãnh liệt và khơi dậy yêu thương trog con người.

c. Với việc chọn lọc và sử dụng ngôn ngữ giàu sức gợi cảm, cùng giọng văn nhẹ nhàng sâu lắng đôi lúc mãnh liệt khi nói về sức sống của con người khi mùa xuân tới. Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng hợp lí như so sánh, điệp từ làm cụ thể hóa nét đẹp mùa xuân, cũng như nhấn mạnh cảm xúc mà tác giả dành cho mùa xuân.

Câu 4

Không khí và cảnh sắc mùa xuân thời điểm sau rằm tháng giêng được tác giả gợi lên:

- Cảnh sắc thiên nhiên:

+ Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong

+ Cỏ: không xanh mướt nhưng nức mùi thơm man mác

+ Mưa xuân: thay thế mưa phùn

+ Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng

- Đời sống sinh hoạt của con người

+ Bữa cơm: trở về sự giản dị thường ngày, thịt mỡ, dưa hành đã hết

+ Cánh màn điều treo trên bàn thờ treo ở bàn thờ ông bà ông vải đã được hạ xuống

+ Các trò vui ngày Tết: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật

b. Qua việc tái hiện cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân cho thấy tác giả luôn dành tình yêu sâu đậm với quê hương Hà Nội, những dấu ấn về quê hương vẫn luôn tồn tại và khác sâu mãi trong tim tác giả. Những cảm nhận và quan sát tinh tế đã đưa ngòi bút của tác giả vẽ lên những khoảnh khắc màu xuân tuyệt đẹp, đặc biệt, tác giả thể hiện tình cảm đặc biệt với thời điểm sau rằm tháng riêng, có lẽ là vì cuộc sống thường nhật của con người Hà Nội là điều mà tác giả nhớ da diết nhất.

Câu 5 

Qua sự tài hoa và ngòi bút tinh tế của tác giả đã giúp em cảm nhận được đầy đủ về cảnh sắc mùa xuân miền bắc. Mùa xuân làm chocanhr vật, con người trở nên căng đầy sức sống, muốn trỗi dậy sau những ngày đông thu mình. Những hạt mưa xuân riêu riêu, những làn gió thương mến làm cho những người con xa quê Bắc phải nhớ nhung da diết. Đặc biệt, mùa xuân, hình ảnh không khí gia đình sum họp bên mâm cơm gia đình, những phong tục ngày Tết, trò chơi Tết, làm níu chân bao người con xa quê. Qua tác phẩm, chúng ta có thể hiểu được, chỉ có tình yêu quê hương sâu đậm, và nỗi nhớ quê hương khôn nguôi mới giúp ngòi bút tác giả vẽ lên những hình ảnh chân thật mà trìu mến yêu thương về quê hương. Mùa xuân đất Bắc, mùa xuân Hà Nội là sự hòa quyện giữa cảnh vật, thiên nhiên và con người.

LUYỆN TẬP

Câu 1

đọc diễn cảm văn bản

Câu 2

sưu tầm

Bài thơ: Xuân về

Xuân về qua ngõ nhà ta

Để quất sai trái để nhà đoàn viên

Xuân về ru mộng thần tiên

Để mai đào nở đông liền mau qua

Gió xuân se lạnh làn da

Em mặc áo mới thật là xinh tươi

Nắng xuân ấm áp tiếng cười

Của bầy em nhỏ vui chơi trong chiều

Xuân mới mang đến bao điều

Công danh sự nghiệp đạt nhiều ước mơ

Xuân về dệt mộng tình thơ

Lứa đôi hạnh phúc duyên tơ thắm nồng

Xuân về vạn vật ước mong

Già trẻ trai gái trong lòng sướng vui

Cỏ cây hoa lá xinh tươi

Đàn chim ríu rít trong trời mùa xuân.

                                                                                       (Tác giả: Hoàng Trọng Lợi)

Câu 3

Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm

Mùa hè

Hè đến, thời điểm tôi tạm chia tay với ngôi trường thân yêu để về với làng quê bao nhiêu năm gắn bó. Bạn biết không? Mùa hè quê tôi, tôi vẫn hay thường trêu đùa gọi nó là mùa hè quê. Khác với những nơi đô thị phồn hoa, nhà tiếp nhà, đường nối đường nhộn nhịp, cũng chẳng phải sóng dạt dào như những vùng biển, mùa hè quê tôi thật sự khác. Tôi yêu mùa hè quê tôi với cái nắng vàng ươm in bóng trên những cánh đồng lúa, những thửa ruộng bậc lúa trĩu nặng bông. Hè đến, mang theo cái nóng của tiết trời, bởi thế mà mỗi lần có cơn gió tạt qua mặt là thấy sướng biết bao. Mùa hè, gắn liền với hình ảnh lũ trẻ con trong làng đua nhau đi tắm suối, rồi các cô, các mẹ, các chị mải miết gặt hái trên ruộng đồng. Những tiếng cười có chút thô kệch của những người phụ nữ lam lũ, nhưng lại là nét riêng của người vùng quê. Hè đến mang theo những niềm vui đến, niềm vui của những đứa trẻ được nghỉ hè, được chạy nhảy trên những triền đê, niềm vui của những cô, bác nông dân thu hái được mùa, niềm vui của những con trâu no cỏ đang nằm thả thê trên những bãi rơm, rạ. Đó là mùa hè của sự no đủ và ấm no. Tôi yêu mùa hè bởi những điều mùa hè mang tới, yêu cả cái nắng hanh khô, yêu những làn gió tạt qua mang theo mùi thơm của lúa mới. Yêu mùa hè, tôi đã yêu những niềm vui, niềm hạnh phúc mà của một mùa ấm no.


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Mùa xuân của tôi

Bài văn “Mùa xuân của tôi” viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?

Trả lời:

- Bài tuỳ bút này tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng giêng ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người con xa quê.

- Khi viết tác phẩm này, tác giả đang sống ở miền Nam, vì điều kiện công tác phải xa Hà Nội, xa miền Bắc.

Trong bài viết “Mùa xuân của tôi”, cảnh sắc của mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?

Trả lời:

Cảnh sắc của mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gợi tả qua những chi tiết:

- Tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”.

- Những âm thanh quen thuộc: tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình.

- Không khí của mùa xuân nồng ấm trong khung cảnh gia đình, đầm ấm đoàn tụ với bàn thờ tổ tiên, đèn nến, hương trầm và tình cảm gia đình đầm ấm yêu thương.

- Những hình ảnh, âm thanh được lựa chọn đặc sắc đã gợi lên một mùa xuân không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ.

Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào trong đoạn đầu của bài viết “Mùa xuân của tôi”? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến?

Trả lời:

- Khi mùa xuân đến, muôn loài đều căng tràn nhựa sống. Đó là sức sống mãnh liệt của thiên nhiên (máu căng lên trong lộc nai, mầm non của cây cối…). Sức sống của con người (nhựa sống trong người căng lên, tươi trẻ hơn, thêm khao khát yêu thương).

- Qua đó ta thấy được một mùa xuân trong đôi mắt quan sát của tác giả vô cùng trẻ trung, đằm thắm.

Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn miêu tả cảnh sắc khi mùa xuân đến trong bài “Mùa xuân của tôi”?

Trả lời:

- Ngôn ngữ miêu tả tinh tế, thiên về gợi cảm, giọng điệu da diết, tràn đầy cảm xúc đã miêu tả một hình ảnh mùa xuân tràn đầy sức sống.

Trong bài “Mùa xuân của tôi”, qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng như thế nào?

Trả lời:

- Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy đã thể hiện tác giả là một người am tường những phong tuc tập quán, những nét văn hóa trong tâm hồn người xứ Bắc. Đồng thời thể hiện sự quan sát tinh tế những thay đổi của thiên nhiên.

Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn miêu tả thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng trong bài “Mùa xuân của tôi” này.

Trả lời:

• Ngôn ngữ sử dụng linh hoạt, luôn vận động, so sánh chuẩn xác, giàu màu sắc, liên tưởng phong phú khoáng đạt.

• Vũ Bằng đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên trời đất không mang dáng vẻ lộng lẫy nhưng lại có một hương sắc riêng vừa man mác, vừa sâu lắng, nhịp sống đang hồi sinh, cây cỏ đâm hoa kết trái, cuộc sống đời thường đã trở lại.

Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua ngòi bút tài hoa và tinh tế của tác giả trong bài viết ‘‘Mùa xuân của tôi”.

Trả lời:

Với sự quan sát tinh tế, chắt lọc những hình ảnh đặc sắc, Vũ Bằng đã tái hiện một mùa xuân đặc trưng xứ Bắc. Ở đó có vẻ đẹp của thiên nhiên căng tràn nhựa sống, có niềm vui của con người trong không khí nô nức đón xuân về, đoàn tụ gia đình ấm áp. Đó là những nỗi nhớ niềm thương với những đứa con xa quê trong ngày xuân sang.

Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống.

Trả lời:

Thiên nhiên với bốn mùa luân chuyển trong một năm, cảnh vật như khoác lên mình những tấm áo nhiều sắc màu. Nếu mùa hạ là màu xanh tươi của cỏ cây, mùa thu là màu vàng của sắc lá trải ngập khắp con đường, mùa đông là cái lạnh của gió heo may ùa về thì mùa xuân là mùa của thiên nhiên như bừng tỉnh giấc sau một giấc ngủ đông dài. Xuân sang, những mầm lá non trỗi dậy trên những cành cây khẳng khiu. Tiếng chim non ríu rít gọi đàn, gọi hơi ấm mùa xuân về với muôn loài. Phiên chợ ngày tết như đông đúc hơn, các bà các chị với những gánh hàng hoa rực rỡ sắc màu, những cuộn lá dong được trau chuốt cẩn thận để làm ra những chiếc bánh chưng thắm đượm sắc xanh dâng lên bàn thờ tổ tiên. Ở góc chợ là ông đồ lặng lẽ bên tờ giấy đỏ với những nét chữ tài hoa viết lên những điều cầu chúc may mắn cho người xin chữ. Xuân trong tôi là vậy, náo nức đến lạ thường. Sau này dù có đi xa, mùa xuân trong tôi vẫn tràn ngập sắc hoa với những ngày cả gia đình đoàn tụ, ấm áp yêu thương bên mâm cơm ngày tết.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021