logo

Giáo dục quốc phòng 10 Bài 12 ngắn gọn

Hướng dẫn Soạn Giáo dục quốc phòng 10 Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương ngắn gọn bám sát nội dung bộ Sách mới Giáo dục quốc phòng 10 - Kết nối tri thức

Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương - Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Tóm tắt lý thuyết GDQP 10 Bài 12 ngắn nhất Kết nối tri thức


Khởi động

Câu hỏi: Khi đang chơi thể thao cùng các bạn, bất chợt em thấy bạn mình bị đau ở cổ chân và không thể vận động được nữa. Cổ chân của bạn em đã bị làm sao? Em sẽ hành động như thế nào?

Lời giải:

Tình trạng của cổ chân bạn em: Bong gân. 

Em sẽ hành động: Băng ép nhẹ; ngâm vị trí đau vào nước muối ấm hoặc chườm đá; băng cố định, tập vận động ngay khi bớt đau. Nếu đau quá nặng, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để băng bó, xử lý kịp thời. 


Khám phá


1. Cấp cứu ban đầu các tai nạn giao thông 

Câu hỏi: Trình bày trước lớp cách nhận biết, cấp cứu và đề phòng những tai nạn thường gặp: Bong gân, sai khớp, điện giật, đuối nước, ngất, rắn cắn, say nóng, say nắng. 

Lời giải:

Cách nhận biết, cấp cứu và đề phòng những tai nạn thường gặp: bong gân, sai khớp, điện giật, đuối nước, ngất, rắn cắn, say nóng, say nóng:

Tai nạn thường gặp Nhận biết Cấp cứu  Đề  phòng
Bong gân  Đau, sưng, bầm tím, không thể cử động được vùng khớp bị bong gân. Người bị bong gân có thể bị từ mức độ nhẹ đến nặng hoặc rất nặng. Triệu chứng căng cơ thường gặp là: Đau, cơ bị co thắt, yếu, sưng, khó cử động, chuột rút

băng ép nhẹ; ngâm vị trí đau vào nước muối ấm hoặc chườm đá; băng cố định, tập vận động ngay khi bớt đau. Nếu đau quá nặng, cần đến ngay cơ sở y tế. 

 

khởi động kĩ trước khi bắt đầu hoạt động thể dục thể thao; tập thể dục thường xuyên và nghỉ giải lao phù hợp; thực hiện an toàn trong lao động, sinh hoạt; sân bãi luyện tập đảm bảo an toàn.

 

Sai khớp 

Da

- Da tại vùng khớp bầm tím, sưng nề 

- Đau và cứng khớp. 

- Giảm hoặc mất vận động ở khớp

- Hõm khớp bị rỗng

để nạn nhân nằm bất động, giữ nguyên tư thế và chuyển ngay đến bệnh viện.

 

khi hoạt động phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn. Kiểm tra kĩ an toàn nơi lao động, luyện tập.

 

Điện giật

- Bệnh nhân nằm bất tỉnh

- Bệnh nhân thấy khó thở, trường hợp nặng có thể ngừng thở. 

- Mạch yếu, không đều, đôi khi không có mạch

- Bỏng là dấu hiệu thường thấy khi bị điện giật, đặc biệt là ở chỗ tiếp xúc điện. 

- Khởi phát ngưng tim đột ngột. 

nhanh chóng cách li nạn nhân khỏi nguồn điện (không dùng tay tiếp xúc trực tiếp). Nếu nạn nhân không còn thở thì hô hấp nhân tạo ngay. Khi nạn nhân thở được thì chuyển đến bệnh viện. 

 

bảo đảm an toàn các nguồn điện, chống cháy nổ, rò rỉ, chập. Không để trẻ em gần ổ cắm và công tắc điện. 

 

Đuối nước

- Khó thở, đau xương ức, thở nhanh. 

- Mất ý thức, co giật

- Tim đập nhanh hoặc rối loạn nhịp tim, giảm huyết áp. 

nhanh chóng vớt nạn nhân lên bờ bằng mọi cách. Đặt nạn nhân trên nền phẳng cứng, khô ráo, thoáng khí và nhận định tình trạng nạn nhân; dùng bông, gạc móc bùn đất, dãi nhớt khỏi miệng; hô hấp nhân tạo; chuyển đến bệnh viện để điều trị tiếp. 

 

Thực hiện nghiêm các quy định về giao thông đường thủy và quy tắc an toàn khi bơi, làm việc ở dưới nước; quản lí trẻ em và hướng dẫn kĩ năng bơi lội, đề phòng đuối nước cho người lớn trong điều kiện lao động.

 

Ngất 

- Cảm thấy tối sầm lại, mọi thứ đều có màu đen hoặc màu trắng. 

- Choáng váng, đau đầu 

- Có cảm giác như đang rơi. 

- Cảm giác đứng không vững. 

- Cảm gíac buồn ngủ, lảo đảo mất thăng bằng. 

- Ngất đi, mất ý thức

- Ngã không lý do

đặt nạn nhân nằm nơi thoáng khí, yên tĩnh, kê gối dưới vai cho đầu hơi ngửa ra sau. Dùng bông, gạc lau chùi đất, cát, đờm (dãi) ở, mũi, miệng; cởi khuy áo, quần, nới dây lưng để máu dễ lưu thông. Xoa bóp cơ thể, tát vào má, giật tóc mai.

 

trong quá trình lao động, luyện tập phải bảo đảm an toàn. Tránh làm việc căng thẳng, quá sức, cần làm việc điều độ, nghỉ ngơi hợp lí. Rèn luyện sức khỏe thường xuyên. 

 

Rắn cắn 

- Xuất hiện dấu răng của rắn trên vết cắn.

- Sau 1-2 giờ bị cắn thì vết sưng lên rất nhanh và sưng đau lan rộng. 

Cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ. Bất động và đặt nơi bị rắn cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc. Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước. Băng chun hoặc vải sạch lên vết thương và phía trên vết thương. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

 

biết về các loại rắn cắn và nơi chúng sống. Đi ủng, giày cao cổ và quần dài. Phát quang khu vực xung quanh để rắn không trú ẩn. 

 

Say nóng, say nắng

- Nhịp tim tăng, tăng nhịp thở

- Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt

- Nhức đầu, tay chân rã rời. 

nhanh chóng đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo; quạt mát, chườm lạnh bằng khăn ướt hoặc đá; cho uống nước orezol hoặc nước đường chanh. Trường hợp nặng thì sau khi sơ cứu chuyển ngay đến bệnh viện.

 

ăn uống đủ chất, khi làm việc dưới trời nắng phải đội mũ, nón, bảo hộ lao động và thông gió tốt, không hoạt động dưới trời nắng gắt; luyện tập tăng dần khả năng chịu đựng; thích nghi với thời tiết nắng, nóng.

 


3. Kĩ thuật cầm máu tạm thời 

Câu hỏi: 

Nếu không tiến hành cầm máu khẩn trương, thì sẽ xảy ra điều gì?

Em hãy tìm hiểu và trình bày nguyên tắc đặt garo. 

Lời giải:

Nếu không tiến hành cầm máu khẩn trương, sẽ rất đến tình trạng mất máu nhiều, gây sốc nặng và có thể dẫn tới tử vong. 

Trình bày nguyên tắc đặt garo:

- Ấn động mạch ở phía trên vết thương để tạm thời cầm máu.

- Lót vải hoặc gạc ở chỗ định đặt garô hoặc dùng ngay ống quần, ống tay áo để lót.

- Đặt garô và xoắn dần (nếu là dây vải), bỏ tay ấn động mạch rồi vừa xoắn vừa theo dõi mạch ở dưới hoặc theo dõi máu chảy ở vết thương. Nếu mạch ngừng đập hoặc máu ngừng chảy là được. Khi đã xoắn vừa đủ chặt thì cố định que xoắn. Nếu là dây cao su thì chỉ cần cuốn nhiều vòng tương đối chặt rồi buộc cố định.

- Băng ép vết thương và làm các thủ tục hành chính cần thiết.


4. kĩ thuật cố định gãy xương  

Câu hỏi: 

Nêu mục đích và nguyên tắc cố định tạm thời gãy xương.

Có thể sử dụng những loại nẹp nào để cố định gãy xương?

Lời giải:

Mục đích và nguyên tắc cố định tạm thời gãy xương:

Mục đích: Làm giảm đau đớn, cầm máu tại vết thương. Giữ cho các đầu xương ổn định, phòng ngừa các tai biến.

Nguyên tắc: 

- Giảm đau trước khi cố định gãy xương

- Phải cố định được cả khớp trên và khớp dưới ổ gãy.

- Không đặt nẹp cứng sát vào chi thể.

- Không co kéo nắn chỉnh ổ gãy.

- Cố định nẹp vào chi tương đối chắc.

Những loại nẹp nào để cố định gãy xương: nẹp tre, nẹp Crame, nẹp gỗ,...

>>> Xem trọn bộ: Soạn GDQP 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn GDQP 10 Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 08/07/2022 - Cập nhật : 27/10/2022