Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á trong sách giáo khoa Địa lí 8. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.
Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:
Mục tiêu bài học
Học sinh nắm được:
- Trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bật của dân cư xã hội châu Á:
- Châu Á có số dân đông nhất so với các châu lục khác, mức độ tăng dân số đạt mức trung bình thế giới.
- Sự da dạng và phân bố các chủng tộc sinh sống ở Châu Á.
- Biết tên và sự phân bố chủ yếu các tôn giáo lớn của Châu Á.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 5 trang 16
Dựa vào bảng 5.1, em hãy nhận xét số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á so với các châu khác và so với thế giới.
Trả lời:
- Châu Á có số dân đông nhất so với các châu lục khác trên thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng dân số bằng với mức trung bình của toàn thế giới, chỉ đứng thứ 2 sau châu Phi.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 5 trang 16
Quan sát hình 5.1, em hãy cho biết dân cư châu Á thuộc những chủng tộc nào? Mỗi chủng tộc sống chủ yếu ở những khu vực nào?
Trả lời:
- Dân cư châu Á thuộc các chủng tộc: Ơ-rô-pê-ô-ít, Môn-gô-lô-ít và có một phần rất nhỏ thuộc Ô-xtra-lô-ít.
- Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít phân bố ở Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á.
- Chủng tộc Môn-gô-lô-ít phân bố ở Trung Á, Tây Nam Á và Nam Á.
- Chủng tộc Ô-xtra-lô-ít chỉ chiếm một phần rất nhỏ ở Nam Á.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 5 trang 17
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy so sánh thành phần chủng tộc của châu Á và châu Âu.
Trả lời:
- Thành phần chủng tộc ở châu Á rất đa dạng, bao gồm: Ơ-rô-pê-ô-ít, Môn-gô-lô-ít và có một phần rất nhỏ Ô-xtra-lô-ít.
- Thành phần chủng tộc ở châu Âu chủ yếu là Ơ-rô-pê-ô-ít.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 5 trang 18
Dựa vào hình 5.2 và hiểu biết của bản thân, em hãy giới thiệu về nơi hành lễ của một số tôn giáo.
Trả lời:
- Những người theo Hồi giáo thường hành lễ ở nhà thờ.
- Phật giáo hành lễ ở chùa.
- Ki-tô giáo hành lễ ở nhà thờ.
Bài 1 trang 18 Địa Lí 8
Dựa vào bảng 5.1, em hãy so sánh số dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trong 50 năm qua của châu Á với châu Âu, châu Phi và thế giới.
Giải bài tập Địa lí 8 bài 1 trang 18
- Châu Á có số dân đông nhất thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng dân số bằng với mức trung bình của toàn thế giới, cao hơn châu Âu và thấp hơn nhiều so với châu Phi.
Bài 2 trang 18 Địa Lí 8
Vẽ biểu đồ và nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á theo số lượng dưới đây:
Năm | 1800 | 1900 | 1950 | 1970 | 1990 | 2002 |
Số dân (triệu người) | 600 | 880 | 1402 | 2100 | 3110 | 3766 |
Trả lời:
Biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số của châu Á qua các năm
- Nhận xét: Từ năm 1800 đến năm 2002, dân số châu Á liên tục tăng nhưng tăng không đều qua các giai đoạn.
Bài 3 trang 18 Địa Lí 8
Trình bày địa điểm và thời điểm ra đời của bốn tôn giáo lớn ở châu Á.
Trả lời:
- Ấn Độ giáo: ra đời vào thế kỉ đầu của thiên niên kỉ thứ nhất trước công nguyên tại Ấn Độ.
- Phật giáo: ra đời tại Ấn Độ vào thế kỉ VI trước công nguyên.
- Ki-tô giáo ra đời từ đầu công nguyên tại Pa-lex-tin.
- Hồi giáo ra đời vào thế kỉ VII sau công nguyên tại Ả-rập Xê-út.
Câu 1. Nêu đặc điểm dân cư, xã hội châu Á. Những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư và đô thị châu Á?
a) Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á số dân đông nhất thế giới: 3766 triệu người (năm 2002).
– Tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm đáng kể, ngang với mức trung bình năm của thế giới (1,3% năm 2002).
– Mật độ dân số cao: 84,8 người/km2 năm 2002.
– Phân bố dân cư không đều: tập trung đông ở các đồng bằng, ven biển Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á (mật độ số 100 người/km2), thưa thớt ở các vùng núi cao, khí hậu lạnh hoặc khô hạn như: Trung Á, Bắc Á, Tây Nam Á (mật độ chưa đến 1 người/km2).
– Dân cư châu Á chủ yếu thuộc các chủng tộc Môn-gô-lô-it, ơ-rô-pê-ô-it và một số ít thuộc chủng tộc Ô-xtra-lô-it. Các chủng tộc tuy khác nhau về hình thái nhưng đều có quyền và khả năng như nhau trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội.
– Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Ki-tô giáo, Ấn Độ giáo.
b) Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư và đô thị châu Á
– Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: khí hậu, địa hình, nguồn nước, khoáng sản,…
– Điều kiện kinh tế – xã hội: trình độ phát triển kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư,…
Câu 2. Vì sao châu Á đông dân nhất thế giới?
– Châu Á có phần lớn diện tích đất đai ở vùng ôn đới, nhiệt đới với các đồng bằng châu thổ màu mỡ rất rộng lớn, thuận lợi cho sự quần cư của con người.
– Trồng lúa, nhất là lúa nước là nghề truyền thống của dân cư nhiều vùng thuộc châu Á, nghề này cần nhiều lao động nên trong thời gian dài, mô hình gia đình đông con thường được khuyến khích.
– Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên mặc dù có giảm nhưng vẫn còn cao (1,3% năm 2002).