logo

Soạn Địa 8 Bài 2 ngắn nhất: Khí hậu châu Á

Soạn Địa 8 Bài 2 ngắn nhất: Khí hậu châu Á - Toploigiai

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 2: Khí hậu châu Á trong sách giáo khoa Địa lí 8. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu bài học

- Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu châu Á.

- Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.


Hướng dẫn Soạn Địa 8 Bài 2 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 2 trang 7: 

Quan sát hình 2.1, em hãy:

- Đọc tên các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo dọc theo kinh tuyến 80oĐ.

- Giải thích tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới như vậy?

Lời giải: 

- Các đới khí hậu: Đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu xích đạo.

- Châu Á có diện tích lục địa rộng kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo nên có đầy đủ các đới khí hậu trên thế giới.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 2 trang 7

Quan sát hình 2.1, em hãy chỉ một trong các đới có nhiều kiểu khí hậu và đọc tên các kiểu khí hậu thuộc đới đó.

Lời giải:

Đới khí hậu cận nhiệt có bốn kiểu khí hậu: kiểu cận nhiệt địa trung hải, kiểu cận nhiệt gió mùa, kiểu cận nhiệt lục địa, kiểu núi cao.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 2 trang 8

Quan sát hình 2.1, em hãy chỉ các khu vực thuộc các kiểu khí hậu gió mùa.

Lời giải:

- Khu vực thuộc ôn đới gió mùa và cận nhiệt gió mùa phân bố ở Đông Á.

- Khu vực nhiệt đới gió mùa phân bố ở Đông Nam Á và Nam Á.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 2 trang 8

Quan sát hình 2.1, em hãy:

- Chỉ những khu vực thuộc các kiểu khí hậu lục địa.

- Cho biết các kiểu khí hậu lục địa có những đặc điểm chung gì đáng chú ý?

Lời giải:

- Các khu vực có khí hậu lục địa chủ yếu ở trong vùng nội địa và Tây Nam Á.

- Đặc điểm của khí hậu lục địa: mùa hè nóng khô, mùa đông khô lạnh và lượng mưa trung bình 200 – 500mm, độ ẩm không khí thấp, cảnh quan chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc.

Bài 1 trang 9 Địa Lí 8

Dựa vào các biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của ba địa điểm dưới đây (SGK trang 9), em hãy cho biết:

- Mỗi địa điểm nằm trong kiểu khí hậu nào?

- Nêu đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của mỗi địa điểm đó.

Soạn Địa 8 Bài 2 ngắn nhất: Khí hậu châu Á - Toploigiai (ảnh 2)

Lời giải:

- Trạm Y-an-gun (Mi-an-ma) thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Trạm E Ri-át (A-rập Xê-út) thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới khô.

Trạm U-lan Ba-to (Mông Cổ) thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa.

- Đặc điểm của các địa điểm:

+ Y-an-gun: nhiệt độ trung bình năm trên 25oC, lượng mưa cả năm là 2750mm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.

+ E Ri-át: nhiệt độ trung bình năm trên 20oC, lượng mưa trung bình năm rất thấp chỉ 82mm, có tới 5 tháng khô hạn không mưa.

+ U-lan Ba-to: nhiệt độ trung bình năm khoảng 10oC, lượng mưa trung bình 220mm, mưa tập trung vào mùa hè.

Bài 2 trang 9 Địa Lí 8

Dựa vào bảng 2.1, hãy vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa vào vở học và xác định địa điểm này thuộc kiểu khí hậu nào?

Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Thượng hải (Trung Quốc)

Soạn Địa 8 Bài 2 ngắn nhất: Khí hậu châu Á - Toploigiai (ảnh 3)

Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 8 Bài 2 hay nhất

Câu 1. Chứng minh rằng khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng. Giải thích nguyên nhân của sự phân hóa đó.

a) Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng
– Khí hậu phân hóa thành nhiều đới khác nhau. Từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo lần lượt có các đới khí hậu: đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu Xích đạo.
– Các đới khí hậu châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
+ Đới khí hậu ôn đới: kiểu ôn đới lục địa, kiểu ôn đới gió mùa, kiểu ôn đới hải dương.
+ Đới khí hậu cận nhiệt: kiểu cận nhiệt địa trung hải, kiểu cận nhiệt gió mùa,
kiểu cận nhiệt lục địa, kiểu núi cao.
+ Đới khí hậu nhiệt đới: kiểu nhiệt đới khô. kiểu nhiệt đới gió mùa.

b) Giải thích
– Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau là do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.
– Các đới khí hậu châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau là do lãnh thổ rất rộng, có các dãy núi và sơn nguyên ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa. Ngoài ra, trên các núi và sơn nguyên cao, khí hậu còn thay đổi theo chiều cao.

Câu 2. Trình bày đặc điểm các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa ở châu Á. 

a) Các kiểu khí hậu gió mùa
– Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu: khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.
– Trong các khu vực khí hậu gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt; mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Mùa hạ cổ gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều. Đặc biệt, Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có lượng mưa vào loại lớn nhất thế giới.

b) Các kiểu khí hậu lục địa
– Phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.
– Tại các khu vực trên về mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa trung bình năm thay đổi từ 200 – 500 mm, độ bốc hơi rất lớn nên độ ẩm không khí luôn luôn thấp.
– Hầu hết các vùng nội địa và Tây Nam Á đều phát triển cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.

Câu 3. So sánh sự khác nhau của các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa ở châu Á. Cho biết Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào?

* Sự khác nhau của các kiểu khí hậu
– Các kiểu khí hậu gió mùa:
+ Phân bố: khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.
+ Đặc điểm: trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, khô, mưa không đáng kể; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
– Các kiểu khí hậu lục địa:
+ Phân bố: chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.
+ Đặc điểm: mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa trung bình năm thay đổi từ 200 – 500 mm, độ ẩm không khí luôn luôn thấp.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 28/07/2023
/* */ /* */
/*
*/