logo

Soạn Địa 12 Bài 31 ngắn nhất trang 137, 138,..., 142, 143: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch

Hướng dẫn Soạn Địa 12 Bài 31 ngắn nhất: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch bám sát nội dung SGK Địa lí 12 trang 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143 theo chương trình SGK Địa lí 12. Tổng hợp lý thuyết Địa 12 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.  

Bài 31: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch trang 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143 SGK Địa lí 12  


Soạn Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch (ngắn gọn nhất)


1. Thương mại.

Trả lời câu hỏi trang 137 SGK Địa Lí 12: Hãy nhận xét cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế của nước ta.

Lời giải:

- Trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế (năm 2005), chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực ngoài Nhà nước (83,3%), tiếp đến là khu vực Nhà nước (12,9%) và thấp nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (3,8%).

- Từ năm 1995 đến năm 2005, cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế ở nước ta có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước và tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Trả lời câu hỏi trang 138 SGK Địa Lí 12: Quan sát hình 31.2 (SGK trang 138), hãy nhận xét về sự thay đổi cơ cấu xuất, nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2005.

Lời giải:

- Năm 1990: nhập siêu.

- Đến năm 1992, cán cân xuất nhập khẩu tiến tới sự cân đối (xuất siêu).

- Từ 1993 đến nay, nước ta tiếp tục nhập siêu nhưng bản chất khác so với trước thời kì đổi mới.

Trả lời câu hỏi trang 139 SGK Địa Lí 12: Hãy nhận xét và giải thích tình hình xuất khẩu của nước ta giai đoạn 1990-2005.

Lời giải:

-  Giai đoạn 1990 - 2005, giá trị xuất khẩu liên tục tăng, từ 2,4 tỉ USD (năm 1990) lên 32,4 tỉ USD (năm 2005), tăng gấp 13,5 lần.

-  Nguyên nhân: Đổi mới cơ chế quản lí: mở rộng quyền hoạt động cho các ngành và các địa phương, xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sang hạch toán kinh doanh, tăng cường sự quản lí thống nhất của Nhà nước bằng pháp luật.

Trả lời câu hỏi trang 139 SGK Địa Lí 12: Quan sát hình 31.3 (SGK trang 138), hãy nhận xét về tình hình nhập khẩu của nước ta.

Lời giải:

Giá trị nhập khẩu tăng nhanh, từ 2,8 tỉ USD (năm 1990) lên 36,8 tỉ USD (năm 2005), tăng gấp 13,1 lần.


2. Du lịch.

Trả lời câu hỏi trang 139 SGK Địa Lí 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hình 31.5 (SGK trang 141), hãy trình bày về tài nguyên du lịch của nước ta.

Lời giải:

a) Tài nguyên du lịch tự nhiên

* Địa hình

-  Nước ta có nhiều dạng địa hình (đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo) tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn khách du lịch. Có dạng địa hình cắt xẻ độc đáo với nhiều hang động đẹp có thể khai thác du lịch. Nhiều cảnh nổi tiếng như vịnh Hạ Long (di sản thiên nhiên thế giới, được công nhận năm 1994), động Phong Nha (trong quẩn thể di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, công nhận năm 2003),...

-  Dọc bờ biển nước ta, suốt từ Bắc xuống Nam có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ có thể khai thác để xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng. Điển hình là các bãi biển: Trà Cổ (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Mỹ Khê (Quảng Ngãi), Đại Lãnh, Vân Phong, Dốc Lết, Nha Trang (Khánh Hoà), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu),...

-  Nước ta có nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch. Nổi bật là các đảo Phú Quốc, Cát Bà, Côn Đảo,...

* Tài nguyên khí hậu

-  Khí hậu nước ta tương đối thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Sự phân hoá theo vĩ độ, theo mùa và nhất là theo độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu.

-  Miền Nam khí hậu nóng cả năm nên có khả năng phát triển du lịch quanh năm.

*  Tài nguyên nước: có hàng loạt thế mạnh để phát triển du lịch.

- Hệ thống sông, hồ, kênh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch sông nước, miệt vườn. Một số hồ tự nhiên (Ba Bể,...) và nhân tạo (Hoà Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà,...) đã trở thành các điểm tham quan du lịch.

- Nước ta có nhiều nguồn nước khoáng thiên nhiên: Kim Bôi (Hoà Bình), Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Quang Hanh (Quảng Ninh), Suối Bang (Quảng Bình), Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận), Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu) có sức hút cao đối với du khách.

*  Tài nguyên sinh vật: Vườn quốc gia ở nước ta cũng có giá trị lớn về du lịch và nghiên cứu. Các vườn quốc gia ở nước ta là: Bái Tử Long (Quảng Ninh), Ba Vì (Hà Nội), Ba Bể (Bắc Kạn), Cát Bà (Hải Phòng), Cúc Phương (Ninh Bình), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hoàng Liên (Lào Cai), Xuân Sơn (Phú Thọ), Bến Én (Thanh Hoá), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Chư Mom Ray (Kon Tum), Kon Ka Kinh (Gia Lai), Yok Đôn (Đắk Lắk), Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Bù Gia Mập (Bình Phước), Núi Chúa (Ninh Thuận), Cát Tiên (Đồng Nai), Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh), Tràm Chim (Đồng Tháp), u Minh Thượng (Kiên Giang), u Minh Hạ (Cà Mau), Mũi Cà Mau (Cà Mau), Phú Quốc (Kiên Giang), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu),...

b) Tài nguyên du lịch nhân văn

*  Di tích văn hoá - lịch sử:

Là loại tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị hàng đầu. Hiện cả nước có khoảng 4 vạn di tích các loại, trong đó hơn 2.600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Tiêu biểu nhất là các di tích đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới như quần thể kiến trúc cố đô Huế (Thừa Thiên - Huế), Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).

*  Các lễ hội truyền thống:

Lễ hội diễn ra hầu như trên khắp đất nước và luôn gắn liền với các di tích văn hoá - lịch sử. Phần lớn các lễ hội diễn ra vào những tháng đầu năm âm lịch sau tết Nguyên Đán với thời gian dài ngắn khác nhau. Các lễ hội nổi tiếng: Đền Hùng (Phú Thọ), Chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), hội Đâm Trâu (Gia Lai), lễ hội Ka Tê (Ninh Thuận), Núi Bà (Tây Ninh), Oón Om Bóc (Sóc Trăng), Bà Chúa Xứ (An Giang).

*  Làng nghề truyền thống: Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Bát Tràng, Vạn Phúc (Hà Nội), Bầu Trúc (Ninh Thuận), Tân Vạn (TP. Hồ Chí Minh).

Các tài nguyên khác: văn hoá nghệ thuật dân gian, ẩm thực,...

Trả lời câu hỏi trang 142 SGK Địa Lí 12: Dựa vào hình 31.6 (SGK trang 142), hãy phân tích và giải thích tình hình phát triển du lịch ở nước ta.

Lời giải:

- Ngành du lịch đã được hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX, nhưng chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước.

- Từ năm 1991 đến năm 2005, số lượt khách nội địa, quốc tế và doanh thu từ du lịch của nước ta tăng nhanh.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi 1 trang 143 SGK Địa Lí 12: Dựa vào bảng số liệu cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta trang 143 SGK: Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng và nêu nhận xét.

Lời giải:

-  Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta, giai đoạn 1995 - 2005

Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản

Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp

Nhận xét:                               

+ Trong cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng (năm 2005), chiếm tỉ trọng cao nhất là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (41,0%), tiếp đến là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản (36,1%) và thấp nhất là hàng nông, lâm, thủy sản (22,9%).

+ Từ năm 1995 đến năm 2005, cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta có sự thay đổi:

  • Tăng tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, từ 25,3% năm 1995 lên 36,1% năm 2005 (tăng 10,8%).
  • Tăng nhanh tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, từ 28,5% năm 1995 lên 41,0% năm 2005 (tăng 12,5%).
  • Giảm tỉ trọng hàng nông, lâm, thủy sản, từ 46,2% năm 1995 xuống còn 22,9% năm 2005 (giảm 23,3%).

Trả lời câu hỏi 2 trang 143 SGK Địa Lí 12: Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.

Lời giải:

- Thị trường buôn bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hiện có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

- Năm 1992, lần đầu tiên cán cân xuất nhập khẩu của nước ta tiến tới sự cân đối. Từ 1993 đến nay, nước ta tiếp tục nhập siêu nhưng bản chất khác so với trước thời kì đổi mới.

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng nhanh, từ 5,2 tỉ USD (năm 1990) lên 69,2 tỉ USD (năm 2005), tăng gấp 13,3 lần.

- Cả giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng. Từ năm 1990 đến năm 2005, giá trị xuất khẩu tăng 13,5 lần, giá trị nhập khẩu tăng 13,1 lần.

-  Các mật hàng xuất khẩu của nước ta bao gồm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản. Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc.

-  Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng. Thị trường nhập khẩu chủ yếu là khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trả lời câu hỏi 3 trang 143 SGK Địa Lí 12: Chứng minh rằng tài nguyên du lịch của nước ta tương đối phong phú và đa dạng. Tại sao ?

Lời giải:

- Tài nguyên du lịch tự nhiên:

+ Địa hình: có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Có hơn 200 hang động đẹp, 2 di sản thiên nhiên thế giới (Vịnh Hạ Long, động Phong Nha), 125 bãi biển lớn nhỏ.

+ Khí hậu: đa dạng, phân hoá.

+ Nước: sông, hồ; nước khoáng, nước nóng.

+ Sinh vật: hơn 30 vườn quốc gia; động vật hoang dã, thủy, hải sản.

- Tài nguyên du lịch nhân văn:

+ Di tích: 4 vạn di tích (hơn 2,6 nghìn đã được xếp hạng), 3 di sản văn hoá thế giới (quần thể kiến trúc Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn) và 2 di sản văn hoá phi vật thể thế giới (Nhã nhạc cung đình Huế và không gian Cồng chiêng Tây Nguyên).

+ Lễ hội: diễn ra quanh năm, tập trung vào mùa xuân.

+ Tài nguyên khác: làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực...

Trả lời câu hỏi 4 trang 143 SGK Địa Lí 12: Dựa vào hình 31.5 (SGK trang 141) và Atlat Địa lí Việt Nam, với tư cách là một người hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu tuyến du lịch xuyên Việt (tài nguyên du lịch, các trung tâm du lịch trên tuyến này).

Lời giải:

- Ví dụ: tuyến du lịch dọc theo quốc lộ 1A từ Cà Mau đến Lạng Sơn.

- HS giới thiệu tài nguyên du lịch, các trung tâm du lịch trên tuyến này.

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: di sản thiên nhiên thế giới; vườn quốc gia; khu dự trữ sinh quyển thế giới; hang động; nước khoáng; du lịch biển; thắng cảnh.

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: di sản văn hóa thế giới; di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật; lễ hội truyền thống; làng nghề truyền thống.

+ Trung tâm du lịch: TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội (trung tâm quốc gia), Nha Trang, Vinh, Lạng Sơn (trung tâm vùng).


Tóm tắt lý thuyết Địa 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch


1. Thương mại.

a) Nội thương:

*Tình hình phát triển:

- Hoạt động nội thương phát triển mạnh, đặc biệt sau công cuộc đổi mới

- Thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế

+ Khu vực nhà nước

+ Khu vực ngoài nhà nước

+Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

* Phân bố hoạt động nội thương

Hoạt dộng nội thương diễn ra không đồng đều theo lãnh thổ.

b) Ngoại thương:

* Tình hình: Hoạt động ngoại thương có sự chuyển biến rõ rệt

+ Xuất khẩu, nhập khẩu tăng nhanh

+ Nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu

- Các mặt hàng xuất chủ yếu : hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, nông, lâm, thuỷ sản.

- Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Mĩ, tiếp đến là Nhật Bản, Trung Quốc.

- Các mặt nhập xuất chủ yếu : nguyên liệu, tư liệu sản xuất, 1 phần nhỏ hàng tiêu dùng.

- Thị trường nhập khẩu chủ yếu là: khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu.


2. Du lịch.

a. Tài nguyên du lịch

b. Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Địa 12 ngắn nhất  

-----------------------------  

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Địa 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch trong bộ SGK Địa 12. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!    

icon-date
Xuất bản : 14/10/2022 - Cập nhật : 17/10/2022