logo

Soạn Địa 10 Bài 9 ngắn nhất: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất (tiếp theo)

Soạn Địa 10 Bài 9 ngắn nhất: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất (tiếp theo)

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất (tiếp theo) trong sách giáo khoa Địa lí 10. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

 MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Phân biệt được các khái niệm: Bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ và biết được tác động của các quá trình này đến địa hình bề mặt Trái Đất.

- Trình bày được mối quan hệ giữa 3 quá trình: Bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.


Hướng dẫn Soạn Địa 10 Bài 9 (tiếp theo) ngắn nhất

Câu hỏi Địa Lí 10 Bài 9 trang 37: Hãy kể tên một số dạng địa hình bồi tụ do nước chảy, do gió và sóng biển mà em biết.

Trả lời:

Bãi bồi ven sông, đồng bằng phù sa châu thổ, đồng bằng phù sa ven biển, cồn cát,…

Soạn Bài 1 trang 37 ngắn nhất: Quá trình bóc mòn là gì? Kể tên một số dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo thành.

Trả lời:

- Bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực làm cho các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó.

- Một số dạng địa hình bóc mòn:

+ Hàm ếch sóng vỗ: do sóng biển.

+ Nấm đá: do gió mang theo cát khoét mòn.

+ Địa hình phi–o: do băng hà.

+ Rãnh nông: do dòng chảy tạm thời.

Soạn Bài 2 trang 37 ngắn nhất: Phân tích mối quan hệ giữa ba quá trình: phong hóa, vận chuyển và bồi tụ.

Trả lời:

Quá trình phong hóa tạo ra các vật liệu phá hủy cho quá trình vận chuyển mang vật liệu đi xa, bồi tụ là sự kết thúc quá trình vận chuyển và tích tụ lại các vật liệu phá hủy.


Trắc nghiệm Địa 10 Bài 9 (tiếp theo) tuyển chọn

Câu 1: Ngoại lực là

A. Lực phát sinh từ lớp vỏ trái đất.

B. Lực phát sinh từ bên trong trái đất.

C. Lực phát sinh từ các thiên thể trong hệ mặt trời.

D. Lực phát sinh từ bên ngoài trên bề mặt trái đất.

Câu 2: Rãnh nông được hình thành do tác nhân nào sau đây?

A. Nước chảy tràn.

B. Dòng chảy tạm thời,

C. Dòng chảy thường xuyên.

D. Băng hà.

Câu 3: Nguồn năng lượng sinh ra ngoài lực chủ yếu là

A. nguồn năng lượng từ đại dương ( sóng , thủy triều , dòng biển .. ).

B. nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.

C. nguồn năng lượng từ bức xạ mặt trời.

D. nguồn năng lượng từ lòng đất.

Câu 4: Thung lũng, sông suối được hình thành do tác nhân ủầo sau đây?

A. Nước chảy tràn.

B. Dòng chảy tạm thời,

C. Dòng chảy thường xuyên.     

D. Băng hà.

Câu 5: Tác nhân của ngoại lực là

A. sự nâng lên và hệ số của vỏ trái đất theo chiều thẳng đứng.

B. yếu tố khí hậu các dạng nước , sinh vật và con người.

C. sự uốn nếp các lớp đá.

D. sự đứt gãy các lớp đất đá.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 31/07/2023