logo

Soạn Địa 10 Bài 7 ngắn nhất: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

Soạn Địa 10 Bài 7 ngắn nhất: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng trong sách giáo khoa Địa lí 10. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Biết được khái niệm thạch quyển; phân biệt được thạch quyển và vỏ trái đất.

- Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết Kiến tạo mảng và vận dụng thuyết Kiến tạo mảng để giải thích sơ lược sự hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.


Hướng dẫn Soạn Địa 10 Bài 7 ngắn nhất

Câu hỏi Địa Lí 10 Bài 7 trang 25: Quan sát hình 7.1, mô tả cấu trúc của Trái Đất.

Soạn Địa 10 Bài 7 ngắn nhất: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng (ảnh 2)

Trả lời:

- Cấu trúc Trái Đất gồm nhiều lớp

- Lớp vỏ Trái Đất có độ dày từ 5km đến 70km.

- Lớp manti gồm manti trên dày từ 15km đến 700km và manti dưới độ dày từ 700km đến 2900km.

- Nhân Trái Đất gồm nhân ngoài độ dày từ 2900km đến 5100km và nhân trong độ dày từ 5100km đến 6370km.

Câu hỏi Địa Lí 10 Bài 7 trang 26: Quan sát hình 7.2, cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục đia và vỏ đại dương.

Soạn Địa 10 Bài 7 ngắn nhất: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng (ảnh 3)

Trả lời:

- Vỏ lục địa phân bố ở phần nền lục địa và một phần chìm trong đại dương, có độ dày từ 35km đến 80km, cấu trúc bởi đá badan, granit và trầm tích.

- Vỏ đại dương phân bố ở dưới đáy đại dương có độ dày từ 5km đến 10km, cấu trúc gồm đá badan và trầm tích.

Câu hỏi Địa Lí 10 Bài 7 trang 26: Quan sát hình 7.1, cho biết lớp Manti được chia thành mấy tầng? Giới hạn của mỗi tầng?

Trả lời:

- Lớp manti được chia thành 2 tầng.

- Tầng manti trên dày từ 15km đến 700km và tầng manti dưới độ dày từ 700km đến 2900km.

Câu hỏi Địa Lí 10 Bài 7 trang 27: Dựa vào hình 7.3, cho biết 7 mảng kiến tạo lớn là những mảng nào?

Soạn Địa 10 Bài 7 ngắn nhất: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng (ảnh 4)

Trả lời:

Mảng Âu – Á, mảng Ấn Độ - Ô-xtrayli-a, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Thái Bình Dương và mảng Nam Cực.

Câu hỏi Địa Lí 10 Bài 7 trang 28: Quan sát hình 7.4, cho biết kết quả khi hai mảng kiến tạo tách rời nhau, xô vào nhau.

Soạn Địa 10 Bài 7 ngắn nhất: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng (ảnh 5)

Trả lời:

- Khi tách rời nhau tạo ra các sống núi ngầm dưới đại dương.

- Khi xô vào nhau hình thành nên các dải núi cao, dải núi lửa và vực biển sâu.

Soạn Bài 1 trang 28 ngắn nhất: Dựa vào hình 7.1 và nội dung SGK, lập bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất (vị trí, độ dày, đặc điểm).

Trả lời:

Các lớp Vị trí Độ dày Đặc điểm, cấu tạo
Vỏ Trái Đất Ngoài cùng Trái Đất từ 5km đến 70km.

Vỏ lục địa dày được cấu tạo bởi các tầng đá: granit, badan và trầm tích.

Vỏ đại dương mỏng không có lớp đá granit.

Lớp manti Nằm ở giữa lớp vỏ và nhân Trái Đất. từ 5km đến 2900km.

Chiếm tới 80% thể tích và 68,5% khối lượng của Trái Đất.

Gồm 2 tầng:

+ Manti trên dày từ 15km đến 700km, vật chất ở dạng quánh dẻo.

+ Manti dưới độ dày từ 700km đến 2900km, vật chất ở trạng thái rắn.

Lớp nhân nằm trong lõi Trái Đất từ 2900km đến 6370km.

Thành phần chủ yếu là kim loại nặng: Ni, Fe,...

Gồm 2 tầng:

+ Nhân ngoài từ 2900km đến 5100km, nhiệt độ đạt 5000ºC, áp suất từ 1,3 đến 3,1 triệu atm vật chất ở dạng lỏng.

+ Nhân trong từ 5100km đến 6370km, áp suất đạt 3 đến 3,5 triệu atm, vật chất ở trạng thái rắn.

Soạn Bài 2 trang 28 ngắn nhất: Trình bày những nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng.

Trả lời:

- Thạch quyển được cấu tạo bởi một số mảng nằm kề nhau (gồm mảng lục địa và mảng đại dương), các mảng này nhẹ, nổi trên lớp quánh dẻo của lớp manti trên và có thể di chuyển.

- Các mảng lục địa và đại dương di chuyển trên lớp manti, có thể bị xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Sự dịch chuyển này tạo ra các hệ quả như tạo ra các dãy núi cao, núi lửa, sống núi ngầm hoặc vực sâu dưới đáy đại dương.


Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 10 Bài 7 hay nhất

Câu 1. Nêu vai trò của khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất.

Trả lời

– Cung cấp khí oxy và các khí khác cần thiết cho sự sống.

– Bảo vệ sự sống trên Trái Đất (tầng ôzôn ngăn cản tia tử ngoại, ngăn cản sự phá hoại của các thiên thạch).

– Điều hòa nhiệt cho bề mặt Trái Đất.

– Nơi diễn ra các quá trình thời tiết, khí hậu và hoàn lưu khí quyển.

– Giúp truyền âm thanh (tầng ion có tác dụng phản hồi sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên). Khuyếch tán ánh sáng tạo ra hoàng hôn, bình minh, giúp con người nhận biết được màu sắc của mọi vật,…

– Như vậy, khí quyển đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 31/07/2023